Multimedia
03/12/2023 09:05
Kỳ 1: Mở lối truyền thông thế hệ mới

03/12/2023 09:05

Sinh thời, Bác Hồ kính yêu từng dạy: “Tư tưởng không thông vác bình tông cũng nặng”. Trong thời đại kỷ nguyên số, khi internet đã phủ sóng khắp mọi nơi, đồng nghĩa với việc nền tảng mạng xã hội lên ngôi, thì người dân nói chung, người lao động nói riêng cập nhật thông tin khá dễ dàng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể cập nhật các kiến thức để nâng cao nhận thức chính trị, đặc biệt là kiến thức về pháp luật, để không chỉ tự bảo vệ quyền lợi của mình mà còn nâng cao ý thức, tác phong, bản lĩnh chính trị. Điều này, càng làm công nhân lao động tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, yên tâm cống hiến cho sự nghiệp xây dựng đất nước phồn vinh, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh, Thủ đô, đất nước đẹp giàu.
Kỳ 1: Mở lối truyền thông thế hệ mới

Sinh thời, Bác Hồ kính yêu từng dạy: “Tư tưởng không thông vác bình tông cũng nặng”. Trong thời đại kỷ nguyên số, khi internet đã phủ sóng khắp mọi nơi, đồng nghĩa với việc nền tảng mạng xã hội lên ngôi, thì người dân nói chung, người lao động nói riêng cập nhật thông tin khá dễ dàng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể cập nhật các kiến thức để nâng cao nhận thức chính trị, đặc biệt là kiến thức về pháp luật, để không chỉ tự bảo vệ quyền lợi của mình mà còn nâng cao ý thức, tác phong, bản lĩnh chính trị. Điều này, càng làm công nhân lao động tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, yên tâm cống hiến cho sự nghiệp xây dựng đất nước phồn vinh, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh, Thủ đô, đất nước đẹp giàu.

Kỳ 1: Mở lối truyền thông thế hệ mới
Kỳ 1: Mở lối truyền thông thế hệ mới

Nhằm phát huy hiệu quả cao nhất trong công tác truyền thông chính sách, cách đây 10 năm, Báo Lao động Thủ đô đã chọn cách truyền thông mới trên nền tảng số, đó là hằng năm phối hợp với các cấp Công đoàn, doanh nghiệp tổ chức chương trình “Đối thoại trực tiếp - Giao lưu trực tuyến” với đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động. Mô hình này được đánh giá là đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến “chân công trình” và thực sự phát huy hiệu quả.

Kỳ 1: Mở lối truyền thông thế hệ mới

Từ những 2013, Hà Nội vươn lên thành một trong hai trung tâm kinh tế của đất nước, nên số lượng các khu công nghiệp và chế xuất khá nở rộ; số doanh nghiệp và người lao động vì thế cũng rất đông. Cũng chính thời điểm đó, mạng xã hội cũng bắt đầu phát triển... đặt ra nhiều vấn đề với người lao động và cũng là thách thức của tổ chức Công đoàn. Là tờ báo của tổ chức Công đoàn Thủ đô, diễn đàn của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động, nên Ban Biên tập Báo Lao động Thủ đô đã “tiên phong” trình Liên đoàn Lao động Thành phố và Ủy ban nhân dân Hà Nội đề án tuyên tuyền pháp luật lao động và các kiến thức khác đến với công nhân, viên chức lao động, chủ sử dụng lao động với tên gọi: “Giao lưu trực tiếp”, sau đổi thành “Đối thoại trực tiếp - Giao lưu trực tuyến”.

Với cách làm này, Lao động Thủ đô là cơ quan đầu tiên của cả nước thực hiện cách truyền thông mới này và qua 10 năm triển khai, có thể khẳng định đây là một trong những kênh truyền thông chính sách hiệu quả; đưa “ý Đảng vào lòng dân - người lao động” nhằm tạo ra sự đồng thuận để tạo mối quan hệ lao động hài hòa và góp phần khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong tiến trình thực hiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa “của dân, do dân, vì dân”…

Kỳ 1: Mở lối truyền thông thế hệ mới
Kỳ 1: Mở lối truyền thông thế hệ mới

Lâu nay, công tác tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; phổ biến, giáo dục pháp luật cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động luôn là một nhiệm vụ được tổ chức Công đoàn và các cấp, ngành, hệ thống báo chí hết sức chú trọng. Thông qua đó nhằm nâng cao nhận thức chính trị, bản lĩnh giai cấp, ý thức chấp hành pháp luật, từng bước hình thành thói quen hành động theo pháp luật cho người lao động, chủ sử dụng lao động. Đây cũng là cách tốt nhất để người lao động có thể tự bảo vệ mình, đồng thời góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa.

Trên thực tế, nhiệm vụ này đã được các cấp, ngành và tổ chức Công đoàn, thực hiện với nhiều biện pháp phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, trình độ hiểu biết, nhận thức pháp luật của người lao động còn hạn chế khiến có nơi quyền lợi vẫn bị vi phạm. Bên cạnh đó, các quy định của pháp luật, chế độ chính sách cũng thường xuyên được điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn đời sống sản xuất, kinh doanh và quan hệ lao động nên đoàn viên, người lao động không thể cập nhật và nắm bắt một cách toàn diện.

Trong khi đó, đa số công nhân lao động phải quay theo guồng quay công việc, không có thời gian cho việc tự nghiên cứu các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các văn bản pháp quy mới… dẫn đến tình trạng không ít công nhân lao động bản lĩnh chính trị, hiểu biết pháp luật còn hạn chế… điều này ảnh hưởng đến tính tiên phong về sứ mệnh của giai cấp công nhân và “xung đột” lợi ích trong doanh nghiệp. Do đó, công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, phổ biến, giáo dục, nâng cao kiến thức pháp luật cho người lao động vẫn luôn được đặt ra như một nhiệm vụ thường xuyên, liên tục.

Kỳ 1: Mở lối truyền thông thế hệ mới

Nhận thức rõ điều này, với chức năng là cơ quan ngôn luận của Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, diễn đàn của công nhân, viên chức, lao động, báo Lao động Thủ đô đã tích cực tổ chức triển khai nhiều giải pháp góp phần cùng tổ chức Công đoàn tuyên truyền, phổ biến, nâng cao kiến thức pháp luật cho người lao động. Điển hình nhất, báo đã phát huy thế mạnh của báo điện tử - một kênh thông tin nhanh chóng, đa chiều để tổ chức các buổi giao lưu trực tuyến về các vấn đề mà bạn đọc và công nhân, viên chức, lao động quan tâm, nhất là về chế độ, chính sách pháp luật, tích cực tham gia cùng tổ chức Công đoàn, các cấp ngành phổ biến, giáo dục pháp luật cho công nhân lao động.

Kỳ 1: Mở lối truyền thông thế hệ mới

Bà Lê Thị Bích Ngọc - Ủy viên Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô cho biết, đẩy mạnh tổ chức các hoạt động giao lưu trực tuyến là chủ trương của Ban Biên tập báo Lao động Thủ đô nhằm khai thác thế mạnh của báo điện tử, tạo kênh thông tin đa chiều, nhanh chóng, đảm bảo tính chính xác cao. Thông qua đó, bạn đọc, nhất là người lao động có thể nắm bắt kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, của tổ chức Công đoàn, cũng như cập nhật, nâng cao nhận thức, kiến thức về mọi mặt, nhất là các kiến thức pháp luật liên quan thiết thân đến đời sống của người lao động.

Theo Tổng Biên tập Lê Thị Bích Ngọc, điểm khác biệt và nổi bật của hình thức tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật này là vừa có thể phổ biến kiến thức tới các đối tượng công nhân trực tiếp tham dự chương trình, vừa có thể truyền trực tuyến tới bạn đọc, công nhân, viên chức, lao động ở phạm vi rộng khắp Thành phố và cả nước nên có sức lan tỏa rất lớn. Bên cạnh đó, thay vì cách truyền tải, phổ biến thông tin một chiều, khô khan, khó tiếp thu, chương trình là sự hỏi - đáp giữa người lao động với các chuyên gia hàng đầu về chính sách, kiến thức pháp luật, xoay quanh các tình huống có thực trong thực tiễn quan hệ lao động, nên rất dễ tiếp nhận, có sức thấm sâu.

Đặc biệt, chương trình có sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực pháp luật lao động, Công đoàn, bảo hiểm xã hội - những người tham gia hoạch định và triển khai thực hiện chính sách, vừa có kiến thức chuyên môn sâu rộng, vừa dày dặn kinh nghiệm thực tiễn sẽ giúp cho người lao động dễ dàng tiếp thu được kiến thức pháp luật, thậm chí có những tình huống còn có thể được vận dụng, giải quyết ngay, đưa chính sách pháp luật đi sâu vào cuộc sống.

Kỳ 1: Mở lối truyền thông thế hệ mới

Điển hình, những năm 2014, khi tình hình biển Đông có dấu hiệu căng thẳng, với việc Trung Quốc ngang nhiên đặt giàn khoan Hải Dương 981 vào thêm lục địa Việt Nam, một số nơi, đặc biệt tại các tỉnh phía Nam đã diễn ra tình trạng lãn công, biểu tình tự phát của công nhân để phản đối… Dù Thủ đô Hà Nội khi đó chưa để xảy ra vụ việc nào, nhưng nhận thấy, đốm lửa nhỏ nếu không dập sẽ có thể bùng phát, vì vậy, cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền trên báo giấy, báo điện tử, Ban Biên tập báo Lao động Thủ đô đã xin ý kiến Thường trực Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội tổ chức một số cuộc Đối thoại trực tiếp về chủ đề trên tại Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội.

Toàn bộ nội dung, diễn biến các cuộc đối thoại trực tiếp này được truyền dẫn trên hệ thống báo Lao động Thủ đô điện tử (laodongthudo.vn), đông đảo công nhân, chủ sử dụng lao động được tận mắt nghe các chuyên gia truyền đạt các chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng ta về chính sách đối ngoại, về đối sách ở biển Đông và phương thức bảo vệ chủ quyền đất nước. Qua buổi đối thoại này, công nhân đã lĩnh hội được các kiến thức, nâng cao hơn bản lĩnh chính trị, đồng thời tuyệt đối không tụ tập đông người, rời bỏ nhà máy để lãn công, biểu tình tự phát.

Với sự nhạy bén và hướng đi đúng, trúng thời điểm, cùng với cả hệ thống chính trị Thủ đô, báo Lao động Thủ đô đã góp phần ổn định tư tưởng công nhân lao động, không xảy ra mất an ninh, trật tự công cộng từ các nhà máy, xí nghiệp, công ty ở thuộc Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội.

Qua sự kiện truyền thông đó, báo Lao động Thủ đô được Thành ủy Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Lao động Thành phố đánh giá cao và ghi nhận đây là một trong những cách truyền thông hiệu quả nhất trong thời đại số. Chính thông qua cách truyền thông mới này, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước được truyền đến chủ thể cần lĩnh hội một cách sinh động nhất, góp phần nâng cao bản lĩnh chính trị của đoàn viên, người lao động và rộng hơn là giai cấp công nhân.

Kỳ 1: Mở lối truyền thông thế hệ mới
Kỳ 1: Mở lối truyền thông thế hệ mới

Theo lãnh đạo báo Lao động Thủ đô, để các buổi đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến thành công, công tác chuẩn bị được Ban Tổ chức tiến hành hết sức công phu, chu đáo. Dù các cuộc đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến được tiến hành thường xuyên, liên tục và công việc chuyên môn của báo Lao động Thủ đô rất bận rộn, nhưng Ban Biên tập thường trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch, lựa chọn chủ để, nội dung, mời chuyên gia.

Dưới sự chỉ đạo của Ban Biên tập, cán bộ, phóng viên các phòng ban tùy từng vị trí công việc của mình đều tích cực vào cuộc triển khai công việc. Bắt đầu là việc kết nối, phối hợp với Liên đoàn Lao động các quận, huyện, Công đoàn ngành, Công đoàn cấp trên cơ sở. “Trong hơn 10 năm triển khai chương trình, chúng tôi luôn nhận được sự phối hợp tích cực của các cấp Công đoàn, có những đơn vị đã phối hợp tham gia với báo nhiều lần, với nhiều chủ đề phong phú”- Tổng Biên tập Lê Thị Bích Ngọc cho biết.

Kỳ 1: Mở lối truyền thông thế hệ mới

Lựa chọn chủ đề cho buổi giao lưu trực tuyến cũng là một nội dung được chú trọng. Ưu tiên của Ban tổ chức là tập trung vào những kiến thức pháp luật mới và vấn đề liên quan thiết thân đến người lao động, như: Các chế độ, chính sách mới có chi phối đến quan hệ lao động, trọng tâm là Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật An toàn vệ sinh lao động… Cùng với việc phổ biến kiến thức pháp luật, với mỗi sự kiện chính trị trọng đại, những hoạt động nổi bật của Thủ đô, đất nước, tổ chức Công đoàn, báo Lao động Thủ đô cũng kịp thời tổ chức đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến để cung cấp kiến thức, nâng cao hiểu biết cho người lao động như: Bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp; Đại hội Công đoàn các cấp...

Cạnh đó, xác định sức khỏe cũng là mối quan tâm hàng đầu của người lao động, liên quan chặt chẽ đến năng suất lao động, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên Ban tổ chức cũng rất coi trọng đưa việc tuyên truyền chăm sóc sức khỏe cho người lao động, như: Sức khỏe sinh sản; phòng, chống dịch Covid-19; chăm sóc sức khỏe “hậu Covid-19”… Đồng thời nhiều chủ đề khác như về hôn nhân, hạnh phúc gia đình, phòng tránh tín dụng đen… cũng đã được đưa vào các cuộc đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến của báo Lao động Thủ đô, qua đó vừa kịp thời trang bị kiến thức, nâng cao nhận thức mọi mặt cho người lao động, vừa cùng với tổ chức Công đoàn thực hiện tốt chức năng đại diện, chăm lo, bảo vệ người lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, giữ gìn an ninh, an toàn trật tự xã hội.

Kỳ 1: Mở lối truyền thông thế hệ mới

Đặc biệt, quan trọng trong mỗi cuộc giao lưu trực tuyến là việc lựa chọn và mời các chuyên gia tham dự. Thời gian đầu, đây là công việc khá nan giải do hầu hết các chuyên gia đều bận rộn, khó thu xếp công việc. Tuy nhiên, khi chương trình đi vào nền nếp, nhận thấy những mục đích, ý nghĩa và nội dung thiết thực của chương trình, nên trong tất cả các buổi giao lưu trực tuyến do báo Lao động Thủ đô tổ chức 10 năm qua đều nhận được sự tham gia nhiệt tình của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực liên quan, nhất là lĩnh vực luật lao động, bảo hiểm xã hội, Công đoàn, chế độ, chính sách như: TS Nguyễn Xuân Thu - Giám đốc Học viện Tư pháp; bà Hồ Thị Kim Ngân - Phó Trưởng ban Quan hệ lao động Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; bà Dương Thị Minh Châu - Trưởng phòng Truyền thông Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội; ông Tạ Văn Dưỡng - Trưởng ban Chính sách pháp luật và quan hệ lao động Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, bà Vũ Minh Huyền - Phó Trưởng phòng Xây dựng chính quyền, Sở Nội vụ thành phố Hà Nội; Luật sư Nguyễn Văn Hà - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội; ông Khổng Minh Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội; Thượng tá, Tiến sĩ Đào Trung Hiếu - Cục Truyền thông Công an nhân dân, Bộ Công an… Cùng đó, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực y tế, chuyên gia tâm lý, tình yêu, hạnh phúc gia đình đã và đang nhiệt tình đồng hành với hoạt động thiết thực này của báo Lao động Thủ đô.

Kỳ 1: Mở lối truyền thông thế hệ mới

Chia sẻ tại một buổi giao lưu trực tuyến có chủ đề “Chế độ, chính sách mới đối với người lao động và các quy định về an toàn, vệ sinh lao động” do báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện Phúc Thọ tổ chức, chị Nguyễn Thị Thu Hương - Công đoàn Trường Mầm non Sen Chiểu cho biết: “Dù công việc bận rộn nhưng khi báo Lao động Thủ đô và Công đoàn huyện tổ chức buổi đối thoại về chế độ, chính sách pháp luật đối với người lao động, Ban Giám hiệu và Công đoàn trường tôi đã sắp xếp công việc, tạo điều kiện để nhiều đoàn viên được tới tham dự… Khi tham dự chương trình, tuy không phải ai cũng trực tiếp đặt câu hỏi, nhưng những vấn đề đã được hỏi và được giải đáp đều là ý kiến, mong muốn chung của mọi người. Ý kiến nào cũng được các chuyên gia trả lời cặn kẽ khiến chúng tôi cảm thấy rất thỏa nguyện, hữu ích”. Cảm nghĩ của chị Hương có lẽ cũng là cảm nhận của hầu hết người lao động đã từng tham gia hoặc theo dõi các buổi giao lưu trực tuyến mà báo Lao động Thủ đô tổ chức.

Thực tế cho thấy, mỗi buổi đối thoại, ngoài số lượng khoảng 200 -300 người lao động tham dự trực tiếp, qua cập nhật trực tuyến trên trang laodongthudo.vn của báo Lao động Thủ đô, hàng nghìn bạn đọc là người lao động khắp nơi trên cả nước đều có cơ hội tiếp cận thông tin. Tùy từng chủ đề giao lưu, công nhân lao động đã đưa ra hàng chục câu hỏi hay, thiết thực, liên quan trực tiếp đến công việc diễn ra hằng ngày hoặc những vấn đề về sức khỏe, để hỏi các chuyên gia. Tất cả các câu hỏi đều được chuyên gia giải đáp thỏa đáng, qua đó đã góp phần trang bị, nâng cao kiến thức pháp luật lao động, xã hội và nhận thức mọi mặt cho người lao động.

Kỳ 1: Mở lối truyền thông thế hệ mới
Kíp phóng viên báo Lao động Thủ đô truyền trực tuyến buổi đối thoại.

Với mỗi chương trình, dù tổ chức trong nội thành hay ngoại thành, dù thời tiết nắng hay mưa… các cán bộ, phóng viên, nhân viên báo Lao động Thủ đô đều không quản ngại đường xá xa xôi, thời tiết thất thường để có mặt từ sớm tại địa điểm tổ chức chương trình, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết với mục đích để chương trình diễn ra thành công, cung cấp được những kiến thức bổ ích nhất, thiết thân nhất đến với đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động.

Kỳ 1: Mở lối truyền thông thế hệ mới

Nội dung: Lan Ngọc - Phạm Diệp - Mai Quý
Clip: Nguyễn Công | Đồ họa: Đức Hà