Multimedia
09/10/2021 18:40
Công nhân lao động huyện Thanh Trì: Sáng tạo và hội nhập

09/10/2021 18:40

Thanh Trì, vùng đất địa linh nhân kiệt đang vững vàng cùng Thủ đô Hà Nội trên con đường hội nhập và phát triển. Trên chặng đường ấy có sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ). Trong những năm qua, đội ngũ CNVCLĐ huyện Thanh Trì luôn tích cực thi đua, tiên phong trên mọi lĩnh vực, đi đầu trong thời kỳ hội nhập, sát cánh trong sự phát triển của quê hương.
Công nhân lao động huyện Thanh Trì: Đi đầu trong thời kỳ hội nhập

Thanh Trì, vùng đất địa linh nhân kiệt đang vững vàng cùng Thủ đô Hà Nội trên con đường hội nhập và phát triển. Trên chặng đường ấy có sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ). Trong những năm qua, đội ngũ CNVCLĐ huyện Thanh Trì luôn tích cực thi đua, tiên phong trên mọi lĩnh vực, đi đầu trong thời kỳ hội nhập, sát cánh trong sự phát triển của quê hương.

Công nhân lao động huyện Thanh Trì: Đi đầu trong thời kỳ hội nhập

Trong những năm qua, việc phát động, triển khai các phong trào thi đua trong CNVCLĐ và hoạt động Công đoàn luôn được Ban Thường vụ LĐLĐ huyện Thanh Trì quan tâm chỉ đạo, trọng tâm là phong trào “Ôn lý thuyết, luyện tay nghề, thi thợ giỏi”, Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”, phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi”, “Sáng kiến, sáng tạo Thủ đô”, “Đoàn viên Công đoàn xuất sắc” đã được đông đảo CNVCLĐ và các cấp Công đoàn hưởng ứng tham gia với trách nhiệm cao. Phong trào thi đua luôn gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và được thực hiện với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, nhất là trong dịp chào mừng các ngày lễ lớn của huyện, Thủ đô, của tổ chức Công đoàn và đất nước.

Công nhân lao động huyện Thanh Trì: Đi đầu trong thời kỳ hội nhập

Kết quả thực hiện các phong trào thi đua đã góp phần tích cực trong thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, phát triển sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, công tác, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nâng cao thu nhập cho người lao động và cải thiện điều kiện làm việc. Thông qua phong trào thi đua đã xuất hiện các tập thể, những tấm gương người lao động điển hình tiên tiến, tiêu biểu.

Là tấm gương điển hình trong thi đua lao động sản xuất, anh Bùi Chiến Thắng - Tổ trưởng Tổ điện nước, Công ty CP Xây dựng Hà Khánh đã trải qua 15 năm gắn bó với công việc kỹ thuật và tham gia nhiều công trình của Công ty và có nhiều sáng kiến, sáng tạo trong lao động sản xuất. Những sáng kiến của anh đã góp phần cải tiến kỹ thuật, rút ngắn thời gian, đảm bảo tiến độ thi công công trình.

Công nhân lao động huyện Thanh Trì: Đi đầu trong thời kỳ hội nhập

Điển hình như sáng kiến như kéo tôn dài lợp mái nhà thể chất trượt trên dây thép khi ở địa hình nhỏ hẹp xe cẩu không vào được rút ngắn thời gian thi công giúp tiết kiệm chi phí, đảm bảo an toàn khi thi công. “Muốn câu tôn lên mái phải phá tường cho xe cẩu vào, xây lại tốn hơn rất nhiều. Chính vì vậy, tôi đã tìm cách để vừa đảm bảo tiến độ, vừa không thiệt hại kinh tế và đưa ra phương pháp kéo trượt tôn trên dây thép lá. Đây là phương án đỡ tốn kém và hiệu quả”, anh Thắng cho biết. Ngoài ra, anh còn nhiều sáng kiến khác phục vụ sản xuất và đáp ứng yêu cầu của Công ty, nhằm đảm bảo tiến độ công trình được Ban lãnh đạo và Công đoàn Công ty đánh giá cao.

Bản thân anh Thắng từng tham gia quân ngũ nên được rèn về tính kỉ luật, bởi vậy, khi nhận nhiệm vụ Công ty giao, anh luôn đặt công việc lên trên hết, không ngại khó, luôn cố gắng tìm tòi học hỏi, bổ sung kiến thức còn thiếu, nên phần lớn công việc Công ty giao, anh luôn hoàn thành tốt nhất có thể. Nhờ cần mẫn và sáng tạo trong lao động sản xuất, năm 2016 anh Thắng đạt danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô” và nhiều năm liền anh đạt danh hiệu “Công nhân giỏi huyện Thanh Trì”.

Anh Thắng cho biết: “Phong trào thi đua do Công đoàn phát động đã giúp cho bản thân tôi và cán bộ, nhân viên Công ty phát huy được thế mạnh luôn luôn làm chủ kỹ thuật, không ngừng phấn đấu học tập, rèn luyện kỹ thuật, rèn luyện tính kỉ luật, tinh thần hăng say lao động, sản xuất để đem lại hiệu quả cao trong công việc, cũng như thành quả của một quá trình phấn đấu làm việc. Kết quả thi đua lao động, sáng tạo đã thể hiện bằng việc bàn giao đúng tiến độ công trình của chủ đầu tư, đảm bảo chất lượng và mỹ thuật, mang lại sản phẩm tốt, tạo uy tín cho Công ty. Khi nhìn lại kết quả đạt được, tôi cũng như mọi cán bộ, công nhân lao động (CNLĐ) trong Công ty được tiếp thêm sức mạnh và động lực để tiếp tục phấn đấu, hăng say rèn luyện tay nghề”.

Chia sẻ về phong trào thi đua tại Công ty, bà Trần Thị Hằng - Phó Tổng Giám đốc, Chủ tịch Công đoàn Công ty CP Xây dựng Hà Khánh cũng cho biết, 2 năm nay, dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty, tuy nhiên, các phong trào thi đua do LĐLĐ huyện Thanh Trì và LĐLĐ Thành phố phát động đều được Công đoàn Công ty triển khai đến 100% cán bộ, đoàn viên, nhân viên Công ty, qua đó tạo được không khí thi đua, nâng cao tay nghề, phát hiện nhiều sáng kiến, cách làm hay trong lao động cũng như trong ứng phó với tình hình dịch bệnh.

Công nhân lao động huyện Thanh Trì: Đi đầu trong thời kỳ hội nhập

“Trong thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục phát huy các phong trào thi đua như “Ôn lý thuyết, luyện tay nghề, thi thợ giỏi” phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô”; phong trào “Lao động sáng tạo” phấn đấu đạt danh hiệu “Sáng kiến, sáng tạo Thủ đô”; phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” và phong trào thi đua trong nữ CNVCLĐ; phong trào thi đua “Xanh, sạch, đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động”, bà Trần Thị Hằng cho biết.

Không chỉ có anh Bùi Văn Thắng, mà trong nhiều năm qua, huyện Thanh Trì đã có nhiều tấm gương sáng xuất phát từ các phong trào thi đua. Điển hình như anh Trần Ngọc Trung - Thợ hàn bậc 5/7, Công ty Cổ phần Formach. Anh Trung luôn tích cực rèn luyện, học tập đồng nghiệp nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tham gia đầy đủ các khóa đào tạo nâng bậc nghề đạt kết quả tốt. Nhiều năm liên tục đạt danh hiệu xuất sắc cấp Công ty; đoạt giải Nhì nghề hàn Hội thi thợ giỏi ngành cơ khí CNLĐ Thủ đô và vinh dự được LĐLĐ thành phố Hà Nội tặng Bằng khen.

Hay như anh Phạm Hồng Quang - Kỹ thuật viên bậc 3/7, Công ty TNHH ô tô Huyndai Đông Nam, trong quá trình lao động anh luôn gương mẫu, cần cù sáng tạo, thường xuyên có sáng kiến cải tiến kỹ thuật nhằm tăng năng suất, tiết kiệm nguyên vật liệu… sản phẩm của anh Quang làm ra luôn có chất lượng tốt. Hai năm liên tục, anh được Công ty bình chọn là Kỹ thuật viên xuất sắc tiêu biểu.

Nhắc đến chị Nguyễn Thị Điểm - Công nhân vận hành dây chuyền vải không dệt bậc 6/7, Công ty cổ phần thương mại Khang Vĩnh Phong Phú, mọi người đều cảm phục bởi chị không chỉ giỏi tay nghề, mà luôn trách nhiệm với công việc được giao, vận hành, đảm bảo chất lượng thiết bị và làm chủ dây chuyền sản xuất. Với những thiết bị hiện đại, chị đã chịu khó tiếp cận, nghiên cứu tài liệu, học hỏi và bằng kinh nghiệm, sáng tạo qua nhiều năm vận hành thành thạo các loại máy móc thiết bị trong ngành dệt, cùng với đồng nghiệp đã khắc phục được nhiều dạng lỗi hư hỏng đưa máy vào hoạt động nhanh, góp phần nâng cao năng suất thiết bị, hiệu quả trong sản xuất.

Công nhân lao động huyện Thanh Trì: Đi đầu trong thời kỳ hội nhập
Công nhân lao động huyện Thanh Trì: Đi đầu trong thời kỳ hội nhập
Công nhân lao động huyện Thanh Trì: Đi đầu trong thời kỳ hội nhập

Ngoài các phong trào thi đua do Trung ương, Thành phố phát động; LĐLĐ huyện Thanh Trì luôn bám sát và tích cực hưởng ứng và đẩy mạnh các phong trào thi đua do Tổng LĐLĐ Việt Nam, LĐLĐ thành phố Hà Nội phát động, như: Phong trào thi đua “Ôn lý thuyết, luyện tay nghề, thi thợ giỏi”, “Lao động sáng tạo”, “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, “Xanh, sạch, đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động”... Thông qua các phong trào thi đua đã có hàng nghìn lượt tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc được các cấp khen thưởng.

Theo ông Lương Anh Dũng - Chủ tịch LĐLĐ huyện Thanh Trì, phong trào thi đua phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô” do LĐLĐ thành phố Hà Nội phát động đã trở thành phong trào thi đua nổi bật của những CNLĐ trực tiếp sản xuất trong các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Trì và được Ủy ban nhân dân (UBND), Hội đồng Thi đua khen thưởng huyện Thanh Trì ghi nhận, biểu dương khen thưởng theo quy chế phối hợp hoạt động giữa LĐLĐ và UBND huyện.

Công nhân lao động huyện Thanh Trì: Đi đầu trong thời kỳ hội nhập

Hàng năm, LĐLĐ huyện đã xây dựng kế hoạch hướng dẫn và tổ chức phát động phong trào thi đua phấn đấu giành danh hiệu “Công nhân giỏi” đến các Công đoàn cơ sở thuộc các thành phần kinh tế trong huyện; hướng dẫn các Công đoàn cơ sở về tiêu chuẩn “Công nhân giỏi”, về các biện pháp tổ chức hội thi thợ giỏi, thao diễn kỹ thuật, thi tay nghề để chọn danh hiệu “Công nhân giỏi”; hướng dẫn những doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ do đặc thù nghề nghiệp không tổ chức được các hội thao kỹ thuật, thi tay nghề thành lập hội đồng xét duyệt danh hiệu “Công nhân giỏi” cấp cơ sở và bầu chọn danh hiệu “Công nhân giỏi” cấp huyện.

Vào dịp kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động (1/5) hàng năm, cũng là Tháng Công nhân hàng năm, LĐLĐ huyện tổ chức Hội nghị biểu dương “Công nhân giỏi”, nhằm tôn vinh những công nhân trực tiếp sản xuất trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn huyện, những người đang ngày đêm hăng hái thi đua lao động sản xuất tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, góp phần xây dựng huyện Thanh Trì, xây dựng Thủ đô và đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Có thể khẳng định, phong trào phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi” do LĐLĐ huyện phát động đã đạt kết quả thiết thực, góp phần tạo nên không khí thi đua sôi nổi trong sản xuất của các doanh nghiệp, là động lực thúc đẩy CNLĐ thi đua phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch của đơn vị hàng năm. Qua phong trào, đã có nhiều “Công nhân giỏi” được Công đoàn cơ sở, LĐLĐ huyện, LĐLĐ Thành phố tôn vinh, khen thưởng. Do đó, phong trào ngày càng phát triển rộng và phát huy hiệu quả cao.

Công nhân lao động huyện Thanh Trì: Đi đầu trong thời kỳ hội nhập

Ngoài ra, phong trào “Sáng kiến, sáng tạo” tại huyện Thanh Trì đã khẳng định được những ảnh hưởng, tác dụng to lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, được đông đảo cộng đồng doanh nghiệp và CNVCLĐ mọi lĩnh vực tích cực hưởng ứng, từ sản xuất kinh doanh đến nghiên cứu khoa học, giáo dục đào tạo, y tế, môi trường và quản lý nhà nước.

Trong phong trào phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, toàn huyện đã có trên 5.000 sáng kiến cải tiến, sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng vào thực tế làm lợi trên 227 tỷ đồng và được các cấp khen thưởng gần 2 tỷ đồng. Hàng năm, các cấp Công đoàn huyện đã tổng kết các phong trào thi đua, khen thưởng 14.342 sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ mới làm lợi 132,686 tỷ đồng, có trên 115 công trình, trong đó có nhiều công trình tiêu biểu được Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Thành phố, ngành và huyện gắn biển và tặng Bằng khen. Phong trào đã thực sự có bước chuyển biến mạnh mẽ về chất, đóng góp quan trọng trên tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nghiên cứu khoa học, giáo dục đào tạo, y tế, môi trường và quản lý nhà nước góp phần giải quyết khó khăn ách tắc trong sản xuất kinh doanh đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện thời gian qua.

Công nhân lao động huyện Thanh Trì: Sáng tạo và hội nhập

Ngoài ra, các cấp Công đoàn huyện còn thực hiện tốt các phong trào thi đua do Trung ương phát động. Ông Bùi Văn Bình - Phó Chủ tịch LĐLĐ huyện Thanh Trì cho biết: “Các cấp Công đoàn huyện Thanh Trì đã tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước do Trung ương và UBND huyện phát động như phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” gắn với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, phong trào “Chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức phong cách Hồ Chí Minh”. Trong phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” CNVCLĐ huyện đã góp hàng nghìn ngày công cùng nhân dân trên địa bàn huyện tham gia tổng vệ sinh môi trường làm sạch 2 bên bờ sông Nhuệ thuộc 2 xã Hữu Hòa và Tả Thanh Oai, và sông Tô Lịch thuộc 2 xã Ngũ Hiệp và xã Liên Ninh, CNVCLĐ huyện tham gia trồng và chăm sóc hàng chục km đường hoa trên địa bàn huyện ….”.

Cùng với đó, để đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ trong tình hình mới, khi Việt Nam tham gia vào nhiều hiệp định thương mại thế hệ mới… Ban Thường vụ LĐLĐ huyện đã nghiên cứu và xây dựng 2 đề án nhằm góp phần hoàn thành các nhiệm vụ được giao, đó là Đề án “Đổi mới phương thức phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước theo Điều 17 Điều lệ Công đoàn Việt Nam” và Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong CNLĐ trên địa bàn huyện Thanh Trì”.

Những đề án, mô hình sáng kiến, kinh nghiệm trên đang được triển khai thực hiện, áp dụng có hiệu quả trong hệ thống Công đoàn huyện Thanh Trì, qua đó, góp phần thu hút, tập hợp đông đảo người lao động tham gia tổ chức Công đoàn và có nhận thức đúng hơn và rõ hơn về chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà Nước, góp phần xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh.

Với những nỗ lực cùng các cấp Công đoàn Thủ đô Hà Nội tiến lên phía trước, các cấp Công đoàn huyện Thanh Trì đã được các cấp ghi nhận và đánh giá cao. Trong giai đoạn 2014-2020, tập thể cơ quan LĐLĐ huyện Thanh Trì liên tục được công nhận là “Tập thể Lao động xuất sắc”. Năm 2014 được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba. Nhiều năm liền nhận Cờ thi đua của Tổng LĐLĐ Việt Nam, LĐLĐ thành phố Hà Nội; cùng nhiều Bằng khen của Tổng LĐLĐ Việt Nam, LĐLĐ thành phố Hà Nội, UBND Thành phố, UBND huyện Thanh Trì…

Với tinh thần đổi mới, dân chủ, đoàn kết, trách nhiệm, các cấp Công doàn huyện Thanh Trì khẳng định ý chí quyết tâm nắm bắt thời cơ, vượt qua khó khăn, thách thức, chủ động đổi mới phương thức thi đua, xây dựng giai cấp công nhân huyện Thanh Trì vững vàng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Công nhân lao động huyện Thanh Trì: Đi đầu trong thời kỳ hội nhập
Nội dung: Bảo Thoa
Đồ họa: Đức Hà
Huyện Thanh Trì tập trung thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” Huyện Thanh Trì tập trung thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép”

Huyện Thanh Trì đặt mục tiêu từ nay đến cuối năm 2021, hoàn thành việc tiêm chủng mũi 2 cho toàn bộ người dân trong ...

Điểm tựa để người lao động "đi qua đại dịch" Điểm tựa để người lao động "đi qua đại dịch"

Thời gian qua, các cấp công đoàn huyện Thanh Trì đã trực tiếp tới doanh nghiệp, khu nhà trọ, nơi người lao động đang thực ...

..