Nên hạn chế phương tiện cá nhân theo lộ trình

14:33 | 17/11/2019
(LĐTĐ) Đây là một trong những thông tin được thảo luận tại hội thảo lấy ý kiến xây dựng 2 Đề án “Phân vùng hạn chế hoạt động của xe máy phù hợp với cơ sở hạ tầng và năng lực phục vụ của hệ thống vận tải hành khách công cộng, tiến tới dừng hoạt động của xe máy trên địa bàn các quận vào năm 2030” và Đề án “Thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn thành phố có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường để hạn chế số lượng xe cơ giới đã đi vào” do Sở Giao thông vận tải Hà Nội tổ chức.  
nen han che phuong tien ca nhan theo lo trinh Khí thải từ phương tiện vẫn khó kiểm soát?
nen han che phuong tien ca nhan theo lo trinh Quyết liệt nhưng phải đồng bộ
nen han che phuong tien ca nhan theo lo trinh Phương tiện cá nhân tăng quá nhanh khiến giao thông ùn tắc
nen han che phuong tien ca nhan theo lo trinh Phải đảm bảo giao thông cho người dân

Tại hội thảo đa số các đại biểu đều cho rằng việc tiến hành hạn chế xe máy cần thực hiện theo lộ trình. Tuy nhiên, trước hết cần phải quyết liệt nâng cao chất lượng hệ thống vận tải công cộng.

Theo đó, một trong những giải pháp nâng cao chất lượng vận tải công cộng để khuyến khích người dân tham gia là cần bố trí hợp lý các bãi đỗ xe đạp, xe máy, tổ chức nhiều tuyến xe buýt mini phục vụ người dân đi lại trong khu vực trung tâm…

nen han che phuong tien ca nhan theo lo trinh
Các đại biểu tham gia góp ý xây dựng 2 Đề án là phân vùng hạn chế hoạt động của xe máy và thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn thành phố có nguy cơ ùn tắc... Ảnh: Đinh Luyện

GS.TS Từ Sỹ Sùa, nguyên Trưởng bộ môn Vận tải đường bộ và Thành phố (Trường Đại học Giao thông vận tải) nêu thực trạng ùn tắc giao thông tại Hà Nội ngày càng phổ biến.

“Tỉ lệ đáp ứng hiện nay của xe buýt là 10%, như vậy để tăng tỉ lệ lên 20% cần khoảng 3.300 phương tiện. Với điều kiện cơ sở hạ tầng như hiện nay, việc đưa thêm số lượng phương tiện công cộng vào hoạt động là hết sức khó khăn” - ông Sùa nói.

Đồng thời, GS.TS Từ Sỹ Sùa cũng cho rằng vẫn cần phải kiên định với chủ trương phát triển vận tải công cộng vì đây là giải pháp cơ bản để giải quyết ùn tắc giao thông và hạn chế phương tiện cá nhân.

Còn TS Trương Kim Tạo, nguyên Phó Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, cho rằng xe máy không chỉ là phương tiện đi lại thông thường mà có liên quan đến đời sống của người dân.

Ông Tạo lấy ví dụ, người kinh doanh, cung cấp mặt hàng rau quả, thực phẩm, nông sản từ ngoại ô vào thành phố, phải dùng xe máy để đưa con đi học và nhiều hoạt động khác.

“Nếu ta không chỉ ra được cách thức, giải pháp thay thế xe máy mà cấm hoạt động xe máy thì không đúng, không tốt và không đẹp” - ông Tạo nói.

nen han che phuong tien ca nhan theo lo trinh
Xe máy được xem là phương tiện cá nhân gây ô nhiễm và ùn tắc. Ảnh: Đinh Luyện

Đồng quan điểm này, GS.TS Vũ Thị Vinh - nguyên Tổng thư ký hiệp hội đô thị Việt Nam cho biết, Hà Nội có thể coi là một siêu đô thị, trong khi đó cơ sở hạ tầng giao thông của thành phố còn hạn chế.

Bởi vậy, có thể hạn chế xe máy ở một số tuyến đường, song cần làm đồng bộ với phát triển giao thông công cộng để tránh gây xáo trộn xã hội.

“Có thể nói việc Hà Nội đề xuất 2 đề án cùng lúc là những đề xuất mang tính đồng bộ trong các giải pháp để cả 2 Đề án cùng đạt hiệu quả.

Việc hạn chế xe máy là vấn đề khó và rất khó nhưng bất giải pháp nào, dù hoàn chỉnh đến đâu thì sau đó cũng đòi hỏi chính quyền và người dân cùng thống nhất, kiên trì và nhẫn nại… lộ trình hạn chế xe máy mới thành công” - GS.TS Vũ Thị Vinh nhấn mạnh.

Đinh Luyện

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này