Giải pháp bảo tồn Cụm di chỉ Vườn Chuối

12:41 | 14/11/2019
(LĐTĐ) Trước thực trạng việc cụm di chỉ Vườn Chuối (thôn Lai Xá, Kim Chung, Hoài Đức) bị xâm lấn, phá hoại, ngày 12/11, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã có văn bản gửi Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội về kết quả sơ bộ thăm dò, khai quật di chỉ khảo cổ học này và đề nghị Thành phố có những giải pháp bảo vệ di sản.
giai phap bao ton cum di chi vuon chuoi Nhiều hoạt động phong phú dịp nhận Quyết định ‘Điểm du lịch Làng cổ ở Đường Lâm’
giai phap bao ton cum di chi vuon chuoi Cần bảo tồn nguyên trạng
giai phap bao ton cum di chi vuon chuoi Trung thu phố cổ năm 2019: Bảo tồn các giá trị truyền thống giữa lòng phố thị

Cụm di chỉ Vườn Chuối lại bị xâm phạm

Theo báo cáo sơ bộ kết quả thăm dò, khai quật khảo cổ của Sở Văn hoá, Thể thao Hà Nội, cụm di chỉ Vườn Chuối là một địa điểm khảo cổ học thời tiền sơ sử phân bố trên các gò đất ở thôn Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội.

Từ sau phát hiện lần đầu tiên vào năm 1969 đến nay, tại khu vực Vườn Chuối đã có 9 cuộc khai quật nghiên cứu khảo cổ và đã xác định đây là một phức hệ di chỉ cư trú – mộ táng phát triển liên tục qua các thời kỳ văn hoá Đồng Đậu – Gò Mun – Đông Sơn thuộc giai đoạn Tiền sử và Sơ sử ở miền Bắc nước ta. Đây là di chỉ đánh dấu sự có mặt đầu tiên của cư dân Hà Nội cách đây ít nhất từ 3.500-2.000 năm.

giai phap bao ton cum di chi vuon chuoi
Hố khai quật cụm di chỉ Vườn Chuối.

Theo GS.TS Lâm Mỹ Dung (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) - người phụ trách việc khai quật, thăm dò khảo cổ tại đây, khi đào rộng hố khai quật, các nhà khoa học phát hiện một số hiện vật mộ táng thu được còn ở tình trạng tốt, có thể đủ điều kiện làm ADN, xác định niên đại. Khi khai quật, các nhà khảo cổ thu được 15 mộ, đều là mộ giai đoạn văn hóa Đông Sơn với hai loại: Mộ huyệt đất và mộ quan tài gốm. Ngoài ra, các nhà khảo cổ phát hiện 7 mộ hiện đại.

Bên cạnh đó, các nhà khoa học tiếp tục phát hiện thêm các loại hình di tích sinh hoạt cư trú như các khu bếp đun nấu, vết tích lò nấu đồng, các hố đất đen, hố chân cột, vết tích nền sân hoặc nền kiến trúc thuộc nhiều giai đoạn khác nhau từ Tiền Đông Sơn đến Đông Sơn. Các nhà khai quật thu được hơn 1.000 hiện vật đá với các loại công cụ lao động, đồ trang sức và các loại hiện vật khác gồm: Rìu, bôn, đục, bàn mài, chì lưới, mảnh vòng, mảnh khuyên tai, hạt chuỗi...; khoảng 40 hiện vật đồ đồng gồm rìu, dao, kim, lưỡi câu… Đồ gốm tìm thấy đều là gốm mảnh thuộc các loại hình nồi, vỏ, bát… thuộc các giai đoạn từ Đồng Đậu - Gò Mun - Đông Sơn và muộn hơn.

Về phạm vi phân bố di tích, tại gò Vườn Chuối diện tích phân bố di chỉ khoảng 12.000m2; gò Dền Rắn diện phân bố di chỉ khoảng 3.000 m2; gò Mỏ Phượng diện phân bố di chỉ khoảng 500 m2. Như vậy, cụm di chỉ Vườn Chuối là một cụm di chỉ cư trú kết hợp mộ táng. Cùng kết quả từ các lần khai quật trước, các hố thăm dò, khai quật ở gò Vườn Chuối, gò Dền Rắn và gò Mỏ Phượng lần này đã góp thêm nhiều tư liệu quan trọng, góp phần làm rõ hơn giá trị lịch sử văn hoá của cụm di tích Vườn Chuối và thời Tiền Sơ sử ở khu vực thành phố Hà Nội.

Mặc dù có ý nghĩa to lớn về lịch sử, văn hoá nhưng hiện nay, khu vực Vườn Chuối gồm 3 gò Vườn Chuối, Dền Rắn và Mỏ Phượng nằm trong phạm vi Dự án khu đô thị mới Kim Chung – Di Trạch của thành phố Hà Nội. Phía Tây gò Vườn Chuối nằm trong phạm vi mở đường quy hoạch Vành đai 3,5 của Thành phố. Trong tháng 10/2019, Tổng Công ty Cổ phần Thương mại Xây dựng Vietracimex đã tiến hành xây dựng đường nội bộ và san nền khu đô thị đã xâm phạm vào khu vực di tích phân bố ở các gò Mỏ Phượng (san lấp toàn bộ di tích), Dền Rắn (diện tích san lấp vào phạm vi di tích khoảng 50%) và làm đường nội bộ vận chuyển vật liệu ở phía nam gò Vườn Chuối. Bên cạnh đó, hiện tượng đào trộm cổ vật xảy ra ở di chỉ Vườn Chuối một cách công khai sau khi đoàn khai quật khảo cổ vừa dừng công trường.

Bảo vệ di chỉ theo pháp luật về di sản

Trước thực trạng cụm di chỉ Vườn Chuối bị xâm hại, Viện Khảo cổ, trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã kiến nghị phương án bảo tồn kết hợp với khai quật nghiên cứu khảo cổ. Cụ thể, bảo tồn 6.000m2 nửa phía Đông di chỉ, khoanh vùng bảo vệ và xây dựng hồ sơ xếp hạng và bảo vệ di tích theo quy định pháp luật về di sản văn hoá. Tiến hành khai quật nghiên cứu di dời 6.000m2 nửa phía Tây di chỉ Vườn Chuối. Sau khi kết thúc nghiên cứu, giải phóng mặt bằng phục vụ xây dựng tuyến đường Vành đai 3,5 của thành phố Hà Nội.

Ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội cho biết, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội thống nhất về chủ trương theo nội dung đề nghị của Văn Khảo cổ học về việc nghiên cứu khảo cổ di chỉ khảo cổ học Vườn Chuối. Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội sẽ phối hợp với Viện Khảo cổ học có văn bản gửi Ủy ban nhân dân huyện Hoài Đức có ý kiến về việc đưa nửa phía Đông di chỉ (Bảo tồn 6.000m2) vào khu vực bảo vệ di chỉ Khảo cổ, làm cơ sở triển khai các công việc tiếp theo việc đưa di chỉ vào danh mục kiểm kê di tích của Thành phố.

Ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội cho biết, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội thống nhất về chủ trương theo nội dung đề nghị của Văn Khảo cổ học về việc nghiên cứu khảo cổ di chỉ khảo cổ học Vườn Chuối. Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội sẽ phối hợp với Viện Khảo cổ học có văn bản gửi Ủy ban nhân dân huyện Hoài Đức có ý kiến về việc đưa nửa phía Đông di chỉ (Bảo tồn 6.000m2) vào khu vực bảo vệ di chỉ Khảo cổ, làm cơ sở triển khai các công việc tiếp theo việc đưa di chỉ vào danh mục kiểm kê di tích của Thành phố. Sở Văn hoá và Thể thao cũng sẽ có văn bản, báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Cục Di sản văn hoá về các nội dung khác có liên quan đến việc khai quật, khảo cổ tại nửa phía Tây di chỉ Vườn Chuối và việc tiến hành khai quật di dời khu vực phân bố di tích khảo cổ đối với các di chỉ Dền Rắn và Mỏ Phượng.

Sở Văn hoá và Thể thao cũng sẽ có văn bản, báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Cục Di sản văn hoá về các nội dung khác có liên quan đến việc khai quật, khảo cổ tại nửa phía Tây di chỉ Vườn Chuối và việc tiến hành khai quật di dời khu vực phân bố di tích khảo cổ đối với các di chỉ Dền Rắn và Mỏ Phượng.

Tại văn bản số 4220 gửi Ủy ban nhân dân Thành phố, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội cũng đề nghị Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo Tổng Công ty Cổ phần Thương mại Xây dựng Vietracimex về việc bảo vệ di chỉ khảo cổ học Vườn Chuối theo pháp luật về di sản văn hoá và nội dung các văn bản có liên quan. Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân huyện Hoài Đức có phương án phân công các đơn vị thường xuyên bảo vệ, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi đào trộm cổ vật tại khu vực di chỉ Vườn Chuối. Trường hợp thấy có khả năng có di tích hoặc di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thì chủ dự án phải tạm ngừng thi công và thông báo kịp thời cho Uỷ ban nhân dân huyện Hoài Đức, Ban Quản lý di tích danh thắng thuộc Sở Văn hoá và Thế thao để có biện pháp xử lý kịp thời.

Ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội cho biết, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội thống nhất về chủ trương theo nội dung đề nghị của Văn Khảo cổ học về việc nghiên cứu khảo cổ di chỉ khảo cổ học Vườn Chuối. Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội sẽ phối hợp với Viện Khảo cổ học có văn bản gửi Ủy ban nhân dân huyện Hoài Đức có ý kiến về việc đưa nửa phía Đông di chỉ (Bảo tồn 6.000m2) vào khu vực bảo vệ di chỉ Khảo cổ, làm cơ sở triển khai các công việc tiếp theo việc đưa di chỉ vào danh mục kiểm kê di tích của Thành phố. Sở Văn hoá và Thể thao cũng sẽ có văn bản, báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Cục Di sản văn hoá về các nội dung khác có liên quan đến việc khai quật, khảo cổ tại nửa phía Tây di chỉ Vườn Chuối và việc tiến hành khai quật di dời khu vực phân bố di tích khảo cổ đối với các di chỉ Dền Rắn và Mỏ Phượng.

Phương Bùi

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này