Âm thanh tơ lụa trong lòng Hà Nội

15:14 | 09/11/2019
(LĐTĐ) Dệt tơ lụa là nghề có từ lâu đời ở Việt Nam. Theo các nhà nghiên cứu, thời Lê Trung hưng (khoảng thế kỷ 16 đến thế kỷ 18) là thời hưng thịnh nhất của tơ lụa Việt Nam. Khi đó, các thương nhân châu Âu đã đến Thăng Long, Phố Hiến và Hội An để mua tơ lụa với số lượng lớn.
am thanh to lua trong long ha noi Tôn vinh chất liệu truyền thống để đẩy lùi tơ lụa giả
am thanh to lua trong long ha noi Phố Hàng Đào tơ lụa

Thành phố Hà Nội được mệnh danh là “vùng đất trăm nghề”, với số lượng các làng nghề lớn nhất cả nước. Trải qua hơn 1.000 năm văn hiến, các làng nghề xưa vẫn còn in dấu ấn cho tới ngày nay. Hà Nội là nơi hội tụ, giao lưu, lan tỏa nghề truyền thống Việt Nam.

am thanh to lua trong long ha noi
Tơ lụa gắn liền với trang phục áo dài truyền thống

Trong số khoảng 5400 làng nghề ở Việt Nam, riêng Hà Nội chiếm 1/3 với khoảng 1350 làng nghề, trong đó có hơn 300 làng nghề truyền thống tiêu biểu. Trong đó, nghề làm tơ cũng là một trong những nét văn hóa thú vị của người Hà Thành. Trong danh sách các làng nghề truyền thống ở Hà Nội hiện nay, làng lụa Vạn Phúc, Hà Đông nổi tiếng là quê hương của nghề dệt lụa tơ tằm. Hay như làng nghề Phùng Xá, Hoài Đức, Hà Nội cũng được biết đến với nghề dệt lụa từ tơ sen rất độc đáo...

Chiều ngày 8/11, Ban quản lý Phố cổ Hà Nội đã chính thức họp báo công bố chuỗi sự kiện chào mừng Ngày văn hóa di sản Việt Nam với chủ đề "Tiếng tơ". Bà Trần Thị Thúy Lan, Phó Trưởng ban quản lý Phố cổ Hà Nội Trần Thị Thúy Lan cho biết, với mục đích bảo tồn các giá trị di sản, đặc biệt là quảng bá nghề truyền thống, tôn vinh nghệ nhân, quảng bá hình ảnh khu phố cổ Hà Nội nói riêng và Thủ đô Hà Nội nói chung, chuỗi hoạt động văn hóa chủ đề “Tiếng tơ” sẽ được tổ chức từ ngày 22/11 - 15/12.

Nghệ nhân, nghệ sỹ ưu tú Phan Thị Thuận, người không chỉ giữ gìn được nghề dệt sợi truyền thống mà còn phát triển nghề lên một tầm cao mới, là người đã sáng tạo ra kỹ thuật dệt vải từ sợi tơ sen cho biết, trong thời đại khoa học công nghệ dần thay thế sức lao động của con người, "cơn lốc" thị trường khiến cho các sản phẩm công nghiệp trở nên áp đảo trước những mặt hàng thủ công, nhiều nghề thủ công cũng theo đó mà dần trở nên mai một. Chính vì vậy, các hoạt động văn hóa nhan dịp Ngày di sản văn hóa Việt Nam lần này với chủ đề "Tiếng tơ" là dịp để các nghệ nhân làng nghề nói chung và làng nghề tơ lụa nói riêng ở Hà Nội được giới thiệu sản phẩm và kỹ thuật truyền thống đến với công chúng trong nước và nước ngoài.

am thanh to lua trong long ha noi
Nghệ nhân, nghệ sỹ ưu tú Phan Thị Thuận giới thiệu về di sản văn hóa tơ tằm tại buổi họp báo

Bên cạnh sự tham gia diễn xướng, thuyết minh của các nghệ nhân dệt tơ, trong dịp này, nhiều sản phẩm được làm bằng tơ cũng sẽ được trưng bày, giới thiệu với những thủ pháp sản xuất mang hơi thở hiện đại. Đó chính là sức sống của nghề dệt tơ Hà Nội nói riêng và của nghề truyền thống này nói riêng.

Ngoài là sự kiện ý nghĩa kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam, chuỗi hoạt động văn hóa “Tiếng tơ” còn góp phần bảo tồn các giá trị di sản, quảng bá giá trị nghề truyền thống, thúc đẩy phát triển du lịch, quảng bá hình ảnh khu phố cổ Hà Nội nói riêng và Thủ đô Hà Nội nói chung.

Đồng thời tăng cường hợp tác giao lưu giữa các địa phương có các điểm di sản trong cả nước trong việc trao đổi kinh nghiệm bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

Bài và ảnh: Bảo Thoa

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này