Cần quy định chặt chẽ việc truy cập dữ liệu điện tử của Kiểm toán Nhà nước

08:31 | 26/10/2019
(LĐTĐ) Chiều 25/10, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán Nhà nước. Trong đó, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, cần cân nhắc quy định giao quyền truy cập dữ liệu điện tử cho Kiểm toán Nhà nước vì liên quan đến an ninh, tài liệu mật, tối mật, quyền riêng tư được pháp luật bảo hộ...
can quy dinh chat che viec truy cap du lieu dien tu cua kiem toan nha nuoc Minh bạch hóa chi tiêu công và đầu tư
can quy dinh chat che viec truy cap du lieu dien tu cua kiem toan nha nuoc Việt Nam và Anh đẩy mạnh hợp tác trên lĩnh vực kiểm toán
can quy dinh chat che viec truy cap du lieu dien tu cua kiem toan nha nuoc Phải chủ động chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng

Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán Nhà nước, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, về cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán, Dự thảo luật quy định khái niệm “cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán” chưa rõ, dẫn đến cách hiểu khác nhau, khi áp dụng dễ dẫn đến mở rộng đối tượng kiểm toán, vượt ra ngoài phạm vi là đơn vị quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.

can quy dinh chat che viec truy cap du lieu dien tu cua kiem toan nha nuoc
Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải

Vì vậy, tiếp thu ý kiến các đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bỏ điểm 1, điểm 2a khoản 10 Điều 1 trong Dự thảo luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7 đồng thời, bổ sung vào phần giải thích thuật ngữ để làm rõ khái niệm cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán.

Ngoài ra, Dự thảo luật cũng bổ sung quy định Kiểm toán Nhà nước chỉ được kiểm tra, đối chiếu để làm rõ các nội dung liên quan trực tiếp đến nội dung, phạm vi kiểm toán của đơn vị được kiểm toán. Dự thảo luật cũng bổ sung quyền được nhận thông báo kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước, quyền được khiếu nại về hành vi của thành viên Đoàn kiểm toán, về kết luận, kiến nghị kiểm toán, khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại của Tổng Kiểm toán Nhà nước.

Tuy nhiên, thảo luận tại hội trường, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị không giao quyền truy cập dữ liệu điện tử cho Kiểm toán Nhà nước vì liên quan đến an ninh, tài liệu mật, tối mật, quyền riêng tư được pháp luật bảo hộ, quy định bảo vệ bí mật nhà nước...

Nhất trí với việc bổ sung quyền truy cập dữ liệu điện tử của đơn vị được kiểm toán, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và cơ sở dữ liệu quốc gia, đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang cho rằng, việc bổ sung quy định này là cần thiết, góp phần giảm nhân lực, rút ngắn thời gian kiểm toán trực tiếp tại đơn vị, nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm toán. Đại biểu Hoàng Quốc Thưởng – Đoàn đại biểu tỉnh Hải Dương, và đại biểu Thạch Phước Bình – Đoàn đại biểu tỉnh Trà Vinh, cho rằng quy định này là phù hợp với thông lệ quốc tế và tạo điều kiện thuận lợi cho thực hiện nhiệm vụ của kiểm toán nhà nước.

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng lưu ý đến việc tuân thủ các nguyên tắc bảo mật và giới hạn phạm vi thông tin truy cập, trách nhiệm của đơn vị được kiểm toán, việc phân cấp thẩm quyền truy cập và việc giám sát thực hiện

Băn khoăn về tính khả thi và tính thống nhất trong hệ thống pháp luật của quy định này đại biểu Nguyễn Thanh Hồng (đại biểu tỉnh Bình Dương) cho rằng, cần cân nhắc quy định này để không ảnh hưởng đến quyền của các đối tượng kiểm toán; vấn đề bảo đảm an ninh quốc gia khi truy cập vào cơ sở dữ liệu quốc gia; vấn đề năng lực của Trưởng đoàn kiểm toán, thành viên đoàn kiểm toán để truy cập vào cơ sở dự liệu điện tử; việc xử lý khi đối tượng kiểm toán và đối tượng có liên quan đến hoạt động kiểm toán không đồng thuận với phạm vi truy cập dữ liệu điện tử.

can quy dinh chat che viec truy cap du lieu dien tu cua kiem toan nha nuoc
Toàn cảnh phiên họp Quốc hội kỳ họp thứ 8 Quốc hội Khóa XIV chiều 25/10/2019

Đại biểu Nguyễn Thanh Hồng cũng đặt vấn đề, liệu quy định này có thành tiền lệ để sau nay các cơ quan thuế, cơ quan thanh tra cũng đề xuất quyền truy cấp cơ sở dữ liệu liên quan khi thực hiện nhiệm vụ?

Đại biểu Nguyễn Trường Giang – Đoàn đại biểu tỉnh Đắk Nông nêu quan điểm cho rằng, nên có sự phân định giữa truy cập cơ sở dữ liệu quốc gia với cơ sở dữ liệu điện tử của các đơn vị được kiểm toán. Theo đó, đối với cơ sở dữ liệu quốc gia cần quy định về truy trình khai thác, tiếp cận hợp lý, chặt chẽ; còn dữ liệu điện tử của đơn vị được kiểm toán thì áp dụng tương tự như việc yêu cầu cung cấp và tiếp cận tài liệu giấy hiện nay.

Giải trình về nội dung về truy cập dữ liệu điện tử, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc cho biết, trong xu thế thời đại cuộc cách mạng công nghệ 4.0 của thể giới hiện nay, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đều sử dụng dữ liệu điện tử, hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử, thanh toán điện tử và báo cáo điện tử. Do vậy, Kiểm toán Nhà nước bắt buộc phải theo kịp xu thế đó, cung cấp các hồ sơ, dữ liệu điện tử thay cho các hồ sơ, dữ liệu giấy.

Về lo lắng của các đại biểu Quốc hội trong việc lộ dữ liệu bí mật của các cá nhân, doanh nghiệp, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc cho rằng điều này không đáng ngại, bởi dữ liệu chỉ phục vụ cho nhiệm vụ kiểm toán và khi muốn truy cập điện tử vào một cơ quan, tổ chức thì phải được cơ quan, tổ chức đó đồng ý và cấp tài khoản, trong đó, cơ quan, đơn vị đều có giới hạn phạm vi truy cập.

Đỗ Đạt

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này