Hà Nội:

Tháo gỡ bất cập trong xử lý các công trình xây dựng trên đất nông, lâm nghiệp

20:38 | 15/10/2019
(LĐTĐ) Cùng với tốc độ đô thị hóa ngày càng cao, hàng loạt dự án đã và đang triển khai tạo nên diện mạo mới cho Thủ đô ngày càng khang trang, hiện đại. Tuy nhiên, đi kèm với đó, tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai, vi phạm trật tự xây dựng ,đặc biệt là các hành vi xây dựng trên đất nông nghiệp.
thao go bat cap trong xu ly cac cong trinh xay dung tren dat nong lam nghiep Vi phạm về trật tự xây dựng giảm cả về số vụ và quy mô vi phạm
thao go bat cap trong xu ly cac cong trinh xay dung tren dat nong lam nghiep Nâng cao hiệu quả công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị
thao go bat cap trong xu ly cac cong trinh xay dung tren dat nong lam nghiep Xử lý dứt điểm vi phạm trật tự xây dựng để tăng niềm tin của cử tri
thao go bat cap trong xu ly cac cong trinh xay dung tren dat nong lam nghiep Hà Nội: Xử lý 357 vụ vi phạm trật tự xây dựng trong 6 tháng đầu năm

Vài năm trở lại đây, tại một số quận nội thành, đặc biệt là huyện ngoại thành, còn có tình trạng xây dựng công trình trên đất nông nghiệp, đất công, đất hành lang an toàn giao thông, đất đê điều, thủy lợi... trong khi đó quá trình thiết lập hồ sơ để xử lý vi phạm cũng gặp nhiều bất cập.

Điển hình như việc chưa thống nhất về mẫu biểu, điều khoản áp dụng văn bản quy phạm pháp luật đối với từng hành vi vi phạm, việc áp dụng trích dẫn văn bản quy phạm pháp luật không thống nhất dẫn đến công tác xử lý vi phạm và ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính quyết định cưỡng chế gặp nhiều vướng mắc.

thao go bat cap trong xu ly cac cong trinh xay dung tren dat nong lam nghiep
Một số công trình vi phạm về xây dựng trên đất nông nghiệp tại xã Hữu Bằng, Hoài Đức (ảnh: A.B)

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng – Phó Chánh Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội, thực tế việc xử lý các công trình xây dựng trên đất nông nghiệp không hoàn toàn thuộc lĩnh vực xử lý của các đội quản lý trật tự xây dựng. “Để có thể xác định rõ hành vi vi phạm, trước tiên phải xác minh nguồn gốc đất, việc này thuộc về lĩnh vực tài nguyên môi trường, bênh cạnh đó, việc phối hợp của các cơ quan, đơn vị có liên quan để ra quyết định xử phạt cũng khiến quá trình xử lý vi phạm bị kéo dài.

Thực tế, đây là những bất cập khi có đến hai nghị định hướng dẫn cùng trong lĩnh vực này khiến lực lượng chức năng lúng túng khi xử lý. Cùng một hành vi phạm, căn cứ theo Nghị định 102/2014/NĐ-CP thì ngay sau khi nhận được báo cáo của cán bộ địa chính hoặc thanh tra xây dựng, chủ tịch phường sẽ ra quyết định xử phạt, chỉ đạo thành lập tổ công tác để tiến hành cưỡng chế phá dỡ kịp thời, tránh phát sinh hậu quả nghiêm trọng, kéo dài.

Còn căn cứ theo Nghị định 139/2017, đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng, sau khi lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm dừng thi công xây dựng công trình, phải chờ hết thời hạn 60 ngày, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm không xuất trình được giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng được điều chỉnh thì mới áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.

thao go bat cap trong xu ly cac cong trinh xay dung tren dat nong lam nghiep
Công trình nhà xưởng xây dựng trên đất nông, lâm nghiệp tại huyện Hoài Đức. (ảnh: A.T)

Trước những bất cập này, bên cạnh việc góp ý kiến sửa đổi Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính phủ, thành phố Hà Nội cũng đã chủ động quy định trách nhiệm cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị liên quan trong việc quản lý, xử lý đối với các vi phạm phát sinh trên các loại đất công, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp.

Theo chỉ đạo của Thành phố, liên ngành Sở Xây dựng, Sở Tài Nguyên và Môi trường đã có văn bản hướng dẫn chi tiết Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã về quy trình kiểm tra, xử lý đối với các vi phạm phát sinh trên các loại đất công, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp.

Điều này góp phần phân định rõ trách nhiệm quản lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với các loại đất trên, ngăn ngừa và hạn chế phát sinh các trường hợp vi phạm như tại rừng Ba Vì, rừng Sóc Sơn xảy ra trước đây.

Tuấn Dũng

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này