Hướng đến mục tiêu chung giữ cho môi trường trong sạch

21:38 | 11/10/2019
(LĐTĐ) Sáng 11/10, tại Hội thảo “Hiểu đúng về ô nhiễm không khí tại Hà Nội”, các nhà khoa học về môi trường, đô thị cũng như đại diện Sở Tài nguyên Môi trường Thành phố đã thông tin về chất lượng không khí thời gian qua tại Thủ đô.  
huong den muc tieu chung giu cho moi truong trong sach Chất lượng không khí những ngày cuối tuần cải thiện đáng kể
huong den muc tieu chung giu cho moi truong trong sach Tràn lan các sản phẩm “chống” bụi mịn: Cân nhắc trước khi mua
huong den muc tieu chung giu cho moi truong trong sach Hiện tượng nghịch nhiệt tiếp tục khiến chất lượng không khí xấu đi

Nhận định về tình trạng chất lượng không khí tại Hà Nội thời gian gần đây, Giáo sư Hoàng Xuân Cơ, Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên cho rằng, đây là thực trạng chung của các nước trong quá trình phát triển.

huong den muc tieu chung giu cho moi truong trong sach
Mỗi kilômét chạy xe cũng là nguồn phát thải gây ô nhiễm không khí

“Nói về nguyên nhân ô nhiễm, thì nguyên nhân lớn nhất đó là sự phát triển của đất nước, đời sống của người dân được nâng cao thì chắc chắn phải đánh đổi, có điều không đánh đổi bằng mọi giá mà ở mức độ chấp nhận được. Do đó Nhà nước và nhân dân phải chung tay vào cuộc, hướng đến mục tiêu chung giữ cho môi trường trong sạch”, Giáo sư Hoàng Xuân Cơ cho hay.

Nói về nguồn phát thải gây ô nhiễm không khí, Giáo sư Hoàng Xuân Cơ cho rằng mỗi kilôwatt điện người dân sử dụng mỗi ngày, mỗi kilômét chạy xe, hay công trình xây dựng cũng đều góp phần phát thải các chất gây ô nhiễm. Chúng ta đang trong giai đoạn phát triển thì nguồn thải chưa ổn định, các nguồn vẫn tiếp tục tăng, giảm.

Theo chuyên gia này, ở quy mô Nhà nước và cụ thể là thành phố Hà Nội đã có các biện pháp tích cực trong thời gian qua trong kiềm chế nguồn thải ô nhiễm ra môi trường.

“Nhà nước đã không quy hoạch các nhà máy phát thải lớn như nhiệt điện, xi măng gần các Thành phố lớn, nhà máy nhiệt điện gần Hà Nội nhất là Phả Lại cũng có khoảng cách vài chục kilômét. Chúng ta đã loại bỏ được xăng pha chì; nâng cao được tiêu chuẩn của các phương tiện giao thông; hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo, hiện nay năng lượng gió, năng lượng mặt trời đang phát triển khá rầm rộ ở các tỉnh miền Trung”, Giáo sư Hoàng Xuân Cơ cho biết.

Hiện Chi Cục bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên Môi trường thành phố Hà Nội) đang quản lý 11 trạm quan trắc môi trường tự động. Hai trạm cố định đặt tại phố Trung Yên 3 và phường Minh Khai (Bắc Từ Liêm), quan trắc 6 thông số ô nhiễm là PM10, PM2.5, NO2/NO/NOx, CO, SO2 và O3.

9 trạm còn lại lắp đặt tại khu vực Hàng Đậu, Hoàn Kiếm, Kim Liên, Mỹ Đình, Phạm Văn Đồng, Thành Công, Tân Mai, Tây Mỗ và Đại sứ quán Pháp, quan trắc 4 thông số ô nhiễm PM10, PM2.5, CO, NO2 và thông số khí tượng. Đây chủ yếu là các trạm quan trắc nhỏ (sensor), sử dụng pin năng lượng mặt trời.

Tháng 9 vừa qua, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã đồng ý tiếp nhận 18 thiết bị cảm biến quan chắc chất lượng không khí do Cơ quan hợp tác phát triển Đức hỗ trợ lắp đặt trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.

Dự kiến đến cuối năm 2020, Hà Nội sẽ có 43 trạm quan trắc không khí tự động. Trong đó, 20 trạm quan trắc cố định tự động liên tục và một xe quan trắc tự động lưu động, 12 trạm quan trắc cảm biến, một thiết bị quan trắc phóng xạ và 3 thiết bị quan trắc tiếng ồn.

Nguyễn Hoa

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này