Đẩy mạnh hoạt động sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

09:35 | 10/10/2019
(LĐTĐ) Xác định kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, ngay từ đầu năm 2019, Ủy ban nhân dân xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội đã tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển kinh tế của xã và đề án thực hiện củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của vùng sản xuất rau an toàn tập trung huyện Thanh Trì giai đoạn 2016 – 2021.
day manh hoat dong san xuat nong nghiep cong nghe cao 97634 Chương Mỹ: Tốc độ tăng trưởng trong sản xuất nông nghiệp đạt 11,5%/năm
day manh hoat dong san xuat nong nghiep cong nghe cao 97634 Hà Nội: Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp an toàn
day manh hoat dong san xuat nong nghiep cong nghe cao 97634 Huyện Mỹ Đức chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp

Những tín hiệu đáng mừng

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, với 10,2 triệu dân đang sinh sống, học tập, làm việc trên địa bàn thành phố, trung bình mỗi tháng, toàn thành phố tiêu thụ khoảng 83.400 tấn gạo, 20.000 tấn thịt lợn hơi, 5.230 tấn thịt bò, 5.200 tấn thịt gà, 5.050 tấn thuỷ hải sản, 84.100 tấn rau củ quả, khoảng 95 triệu quả trứng (gà, vịt), cùng 52.000 tấn trái cây...

day manh hoat dong san xuat nong nghiep cong nghe cao 97634
Mô hình trồng rau an toàn theo hướng nông nghiệp công nghệ cao được triển khai mạnh mẽ tại xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội.

Ngoài mặt hàng thịt lợn, thịt gà, rau củ, trứng gia cầm Hà Nội có thể đáp ứng cơ bản ở mức 60 – 65% nhu cầu thì khả năng đáp ứng tiêu dùng cho trên 10 triệu dân của Hà Nội đối với một số nông sản khác còn ở mức rất khiêm tốn. Đơn cử như: Gạo 35%, thịt bò 15%, thuỷ hải sản 40%, thực phẩm chế biến 25%, trái cây an toàn 30%... Phần lớn lượng nông sản đang thiếu hụt do nhu cầu tiêu thụ của người dân Thủ đô chủ yếu phải nhập từ các tỉnh, thành phố lân cận.

Trước thực tế đó, để nâng cao hiệu quả, giá trị trong sản xuất nông nghiệp và tiến tới đáp ứng tối đa nhu cầu tiêu thụ nông sản của người tiêu dùng, thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp nhằm thu hút cộng đồng doanh nghiệp tham gia phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ nông sản an toàn cho Thủ đô.

Là một trong những nguồn cung rau, củ, quả lớn cho thị trường Thành phố Hà Nội, từ đầu năm 2019, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao được Ủy ban nhân dân xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội quan tâm chỉ đạo sát sao.

Theo đó, xã Yên Mỹ đã triển khai sản xuất trong khung thời vụ, làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh đối với cây trồng và vật nuôi. Vận động người dân sản xuất đa dạng các chủng loại rau màu, các loại rau ăn lá để nâng cao hiệu quả sản xuất rau an toàn, tiếp tục ra cây và chăm sóc cây trồng đối với vùng trồng cây ăn quả cánh đồng phía tây làng.

Với đa dạng các loại sản phẩm nông nghiệp sản xuất theo hướng an toàn, sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao xã Yên Mỹ được tiêu thụ thông qua các kênh giới thiệu sản phẩm với một số trường học và một số hộ gia đình trong nội thành, bước đầu đưa về nhiều phản hồi tích cực. Dựa trên những nền tảng về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn, xã Yên Mỹ tiếp tục duy trì 68ha sản xuất rau an toàn, trong đó 21 ha đã được cấp lại giấy chứng nhận VietGap.

Cùng đó, để mở rộng đầu ra cho sản phẩm rau an toàn, xã Yên Mỹ tiếp tục duy trì ký hợp đồng với các doanh nghiệp và mở rộng các kênh tiêu thụ sản phẩm rau an toàn, sản lượng ước đạt 2-2.5 tấn rau/ngày chiếm khoảng 40% sản lượng rau của xã.

Đồng thời chỉ đạo Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp công nghệ cao Đức Phát chủ động khắc phục khó khăn đảm bảo tốt các khâu dịch vụ, động viên nhân dân gieo trồng hết diện tích, tiếp thu giống mới, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chăn nuôi.

Được biết, mô hình thí điểm trồng hoa đào 3ha của xa đã đi vào ổn định, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế, giá trị thu ước đạt gần 400 triệu đồng/ha. Mô hình trồng rau thủy canh hiện cơ bản đã hoàn thành việc tiếp nhận công nghệ pha dinh dưỡng, chăm sóc cây trồng và đi vào sản xuất với các loại rau cải, rau muống, xà lách, cà chua bi, dưa leo…

Trong quá trình sản xuất, dinh dưỡng cung cấp cho cây được kiểm soát nên có thể đảm bảo liên tục có rau thu hoạch. Tính bình quân mỗi năm, Hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao Đức Phát có thể sản xuất được từ 8-10 lứa rau, trung bình 1 tháng thu được khoảng 1-1,2 tấn rau các loại, sản lượng thu cao gấp khoảng 5-7 lần so với cùng diện tích sản xuất thông thường.

Ưu tiên phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Theo ông Trần Quang Khánh - Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội: “Trong những năm qua, xã Yên Mỹ đã mạnh dạn đi đầu ứng dụng khoa học kỹ thuật trực tiếp vào sản xuất nông nghiệp.

Ví dụ, trong việc phát triển mô hình trồng rau thủy canh, xã đã tiến hành xây dựng nhà kính và hệ thống tiếp nước tự động, rau khi được trồng trong môi trường này sẽ không chịu bất cứ tác động nào từ bên ngoài và sinh trưởng phát triển mạnh mẽ. Từ phương pháp trồng rau thủy canh, các loại rau trái vụ được nuôi trồng liên tục, đến nay mô hình trồng rau thủy canh của Hợp tác xã Đức Phát đã đưa lại hiệu quả tích cực, cho thu hoạch từ 12 - 15 lứa rau các loại...

Cùng đó, để đáp ứng nhu cầu của thị trường, Ủy ban nhân nhân xã Yên Mỹ cũng đã đăng ký với huyện Thanh Trì phát triển một số loại nông sản khác để hướng tới đa dạng hóa các sản phẩm. Cụ thể, xã đã tiến thành thí điểm trồng một số các loại nông sản khác như dưa lưới, dưa lê và tiến hành đẩy mạnh diện tích trồng rau VietGap, sản xuất theo quy trình rau an toàn. Theo đó, 100% các hộ, xã viên được tập huấn quy trình sản xuất rau an toàn, phấn đấu tới cuối năm 2019 mở rộng diện tích rau an toàn đạt 70 ha.”

Không chỉ trực tiếp là người tiến hành nghiên cứu và nuôi trồng rau thủy canh, ông Nguyễn Mạnh Hồng - Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao Đức Phát cũng thường xuyên trau dồi cho mình những kiến thức về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao thông qua các phương tiện như sách, báo, đài, đặc biệt là học hỏi các địa phương về cách nuôi trồng rau thủy canh theo hướng an toàn.

Chính nhờ sự cần cù, chăm chỉ tìm tòi, thử nghiệm, mô hình trồng rau thủy canh của Hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao Đức Phát đã được lãnh đạo huyện Thanh Trì đánh giá là mô hình thực hiện tốt chuỗi liên kết về rau an toàn, góp thêm vào sự phát triển của ngành nông nghiệp của địa phương.

Để nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp công nghệ cao, Ủy ban nhân dân xã Yên Mỹ đã tập trung tuyên truyền vận động nhân dân hưởng ứng thay đổi phương thức tổ chức sản xuất theo hướng thành lập các tổ, nhóm hộ sản xuất, tham gia vào các chuỗi liên kết khép kín từ sản xuất, sơ chế, chế biến và tiêu thụ với các doanh nghiệp. Điển hình như liên kết với Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tổng hợp An Phát đưa các sản phẩm rau an toàn của xã vào các bếp ăn tập thể của các cơ quan, doanh nghiệp và trường học trên địa bàn huyện.

Tính tới thời điểm tại, xã đã tiến hành thực hiện ở đội 1, đội 3 và đội 4 với 22 hộ thành lập ban đầu, đến nay đã có 121 hộ ở cả 6 đội sản xuất tham gia với diện tích 19ha, sản lượng được bao tiêu, tiêu thụ ước đạt khoảng từ 70- 80% sản lượng rau của các hộ đối với những tháng trong năm học và khoảng 30% sản lượng rau của các hộ đối với những tháng học sinh nghỉ hè.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy vẫn còn nhiều khó khăn trong vấn đề mở rộng diện tích trồng rau sạch. Vấn đề đầu tiên là vốn đầu tư ban đầu quá lớn, trong khi đó còn tồn tại nhiều rủi do nên đa số các hộ dân đều không dám đầu tư làm nông nghiệp công nghệ cao. “Ngoài tâm huyết của người lao động, nên có chính sách riêng về chế độ hỗ trợ, khuyến khích động viên cho người dân.

Cụ thể, khi triển khai các dự án làm nông nghiệp công nghệ cao Thành phố Hà Nội nên có những đề án hỗ trợ 50% nguồn vốn đầu tư ban đầu cho người nông dân. Sau đó sẽ hình thành một chuỗi hộ gia đình sản xuất để đảm bảo số lượng và sự đa dạng sản phẩm, từ đó có những chính sách quảng bá để đưa thương hiệu rau sạch đi xa hơn.” – ông Trần Quang Khánh chia sẻ.

Lương Hằng

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này