Bàn giải pháp phát huy vai trò cán bộ nữ công tiêu biểu trong tình hình mới

13:37 | 09/10/2019
(LĐTĐ) Qua nghiên cứu, người lao động cho rằng, có 5 yêu cầu quan trọng nhất đối với một cán bộ nữ công tiêu biểu là: Biết lắng nghe, cảm thông, chia sẻ với đoàn viên và người lao động; hiểu biết về pháp luật và lao động nữ; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; có khả năng tham mưu, thuyết phục Ban chấp hành Công đoàn cơ sở về những vấn đề cần quan tâm đối với đoàn viên, lao động nữ; và biết phối hợp với người sử dụng lao động.
ban giai phap phat huy vai tro can bo nu cong tieu bieu trong tinh hinh moi Vai trò của cán bộ nữ công tiêu biểu trong thực hiện chính sách với lao động nữ
ban giai phap phat huy vai tro can bo nu cong tieu bieu trong tinh hinh moi Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội gặp mặt 90 cán bộ nữ công tiêu biểu
ban giai phap phat huy vai tro can bo nu cong tieu bieu trong tinh hinh moi Hết mình vì quyền lợi của lao động nữ

Sáng nay (9/10), Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nghiệm thu đề tài “Giải pháp phát huy vai trò cán bộ nữ công tiêu biểu trong chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của lao động nữ”. Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Trần Văn Thuật chủ trì Hội đồng nghiệm thu.

ban giai phap phat huy vai tro can bo nu cong tieu bieu trong tinh hinh moi
Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Trần Văn Thuật chủ trì Hội đồng nghiệm thu.

Đánh giá về tính cấp thiết của đề tài, bà Trịnh Thanh Hằng - Trưởng Ban Nữ công, Chủ nhiệm đề tài cho biết: Ban Nữ công các cấp là bộ phận tham mưu tích cực cho Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Công đoàn các cấp trong công tác vận động nữ công nhân, viên chức, lao động, thúc đẩy phong trào nữ công nhân, viên chức, lao động và hoạt động nữ công.

Trước tình hình mới, để phát huy tốt nhất vai trò, trách nhiệm trong công tác tham mưu công tác nữ công nhằm đảm bảo nghĩa vụ, quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của lao động nữ theo quy định của pháp luật đòi hỏi cần có đội ngũ cán bộ nữ công có đủ số lượng và đảm bảo chất lượng, nâng cao trình độ mọi mặt, năng lực và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn.

Báo cáo về đề tài, Chủ nhiệm đề tài Trịnh Thanh Hằng cho biết: Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên phạm vi cả nước, thuộc mọi lĩnh vực, trong đó tập trung tại 7 tỉnh, thành phố, công đoàn ngành, gồm: Khánh Hòa, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Bà Rịa Vũng Tàu; các công đoàn ngành trung ương tại Hà Nội, Công đoàn Dệt May Việt Nam và Công đoàn Công Thương Việt Nam. Nhóm nghiên cứu cũng đã tổ chức tọa đàm, lấy ý kiến của cán bộ công đoàn, cán bộ nữ công, người lao động bằng phiếu hỏi.

ban giai phap phat huy vai tro can bo nu cong tieu bieu trong tinh hinh moi
Bà Trịnh Thanh Hằng - Trưởng Ban Nữ công Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Chủ nhiệm đề tài báo cáo về quá trình nghiên cứu

Từ kết quả nghiên cứu, các thành viên nhóm nghiên cứu đã đề xuất với Đảng, Nhà nước và tổ chức Công đoàn một số giải pháp, trong đó đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam như: Tiếp tục duy trì và phát triển Giải thưởng Tài năng sáng tạo nữ của Tổng Liên đoàn; cần đề ra các chỉ tiêu cụ thể đối với cán bộ nữ từ đào tạo, bồi dưỡng, quy họach, luân chuyển, đề bạt; kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Nữ công Công đoàn các cấp...

Tại buổi nghiệm thu, thay mặt Hội đồng nghiệm thu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Trần Văn Thuật chủ trì Hội đồng và các thành viên trong Hội đồng đã ghi nhận những nỗ lực để có được kết quả và giải pháp của nhóm nghiên cứu; đồng thời góp ý để nhóm nghiên cứu chỉnh sửa, hoàn thiện về nội dung, hình thức thể hiện Đề tài, để khi đi vào thực tế triển khai thực sự xây dựng và phát huy được vai trò của Đề tài, đúng như mục tiêu đề ra: Phát huy vai trò cán bộ nữ công tiêu biểu trong chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của lao động nữ.

B.D

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này