Công tác bảo tồn hổ đang gặp nhiều khó khăn

11:08 | 01/08/2019
(LĐTĐ) Đây là thông tin tại Tọa đàm “Số phận Ông Ba Mươi và tình trạng bảo tồn các loài nguy cấp ở Việt Nam” do Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) phối hợp với Tổ chức bảo tồn động vật hoang dã (WCS) tổ chức tại Hà Nội.  
dam sinh canh va con moi khi tai tha ho Hổ ngoài tự nhiên của Việt Nam còn dưới 5 cá thể
dam sinh canh va con moi khi tai tha ho Cứu hộ 46 cá thể động vật hoang dã trong tháng 6
dam sinh canh va con moi khi tai tha ho Nghệ An: Chuyển giao ba cá thể gấu bị nuôi nhốt trái phép
dam sinh canh va con moi khi tai tha ho Triển khai hiệu quả công tác cứu hộ động vật hoang dã

Theo ông Lê Xuân Cảnh, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật Việt Nam (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), Việt Nam là một trong số 13 quốc gia còn hổ sinh sống ngoài tự nhiên, song số lượng hổ Việt Nam đang ngày càng suy giảm.

Cụ thể, theo thống kê từ các Chi cục Kiểm lâm năm 2001, quần thể hổ trong toàn quốc ước tính có thể còn trên 100 con. Nghiêm trọng hơn, số liệu cập nhật năm 2016 của WWF cho thấy số lượng hổ ngoài tự nhiên của Việt Nam có thể chỉ còn dưới 5 con và được đánh giá là loài đang có nguy cơ tuyệt chủng cao.

dam sinh canh va con moi khi tai tha ho
Bà Nguyễn Thị Vân Anh, Cục Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học đề xuất, cần tăng cường bảo tồn sinh cảnh, phục hồi con mồi để bảo đảm khi tái thả hồ về tự nhiên có thể sinh tồn được. Ảnh: Đinh Luyện

Ông Trần Lê Trà, Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) cho rằng, công tác bảo tồn hổ đang gặp phải những khó khăn nhất định. Ông Trà phân tích, mỗi con hổ cần thức ăn là vài chục kg thịt mỗi ngày trong khi đó, các loài làm thức ăn cho hổ ngày càng suy giảm vì hàng trăm hàng nghìn chiếc bẫy được tìm thấy trong các khu rừng của Việt Nam. Đồng thời, vùng sống của một con hổ cái cần 40km2, hổ đực cần 100km2, để tìm được nơi có diện tích lớn như vậy tại nước ta thì thật sự rất khó.

Tại tọa đàm, các chuyên gia đều chung quan điểm, để có thể gia tăng số lượng hổ ngoài tự nhiên thì hiện nay cách khả thi nhất là nuôi nhốt hổ trong các trung tâm bảo tồn sau đó tái thả ra tự nhiên.

Tuy nhiên, theo ông Lê Xuân Cảnh, phương án này đang đối mặt với nhiều thách thức, đó là thống kê hiện ở Việt Nam có khoảng 200 cá thể hổ được nuôi nhốt tại các trung tâm bảo tồn, nhưng có nhiều cá thể hổ không thuộc loài thuần chủng Hổ Đông Dương nên khó có thể thích nghi với điều kiện tự nhiên tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, con mồi và sinh cảnh tại Việt Nam để bảo đảm cho hổ có thể sinh tồn ngoài tự nhiên đang thiếu trầm trọng và nhiều nơi vẫn còn tình trạng người dân đặt bẫy săn thú rừng đe dọa đến việc sinh tồn của các loài động vật.

dam sinh canh va con moi khi tai tha ho

Các đại biểu tham dự tọa đàm“Số phận Ông Ba Mươi và tình trạng bảo tồn các loài nguy cấp ở Việt Nam”. Ảnh: Đinh Luyện

Để có thể bảo tồn được loài hổ, bà Nguyễn Thị Vân Anh, Cục Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất, cần tăng cường bảo tồn sinh cảnh, phục hồi con mồi để bảo đảm khi tái thả hồ về tự nhiên có thể sinh tồn được.

“Bảo tồn hổ không có nghĩa là chỉ có hổ mà còn là bảo tồn cả các con mồi và sinh cảnh của hổ, tạo môi trường sống cho hổ trước khi nhân giống hổ để tái thả. Điều này không chỉ có ý nghĩa cho dự án bảo vệ hổ ở Việt Nam mà còn là thử nghiệm nhân rộng ra toàn thế giới. Đặc biệt, cần phải phối hợp với chính quyền các nước có chung biên giới như Lào, Campuchia để trao đổi và hợp tác trong công việc này” – đại diện Cục Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học nhấn mạnh.

Khảo sát của Traffic từ tháng 1- 4/2017 với 1120 người tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cho thấy, 83% người được khảo sát đã mua các sản phẩm từ hổ là cao hổ cốt, 28% đã mua sản phẩm từ hổ trong 12 tháng qua, 38% đã mua sản phẩm từ hổ trong 1 – 5 năm qua. Đáng chú ý, trong số những người mua sản phẩm từ hổ có tới 71% người mua vì mục đích chữa bệnh dù không biết có hiệu quả thật hay không.

Đinh Luyện

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này