99% công nhân may ở Việt Nam có mức lương thấp hơn mức Sàn lương châu Á

22:16 | 10/07/2019
(LĐTĐ) Thông tin trên được đưa ra tại Tọa đàm về mức sống tối thiểu, tình hình đời sống, thu nhập của người lao động; đề xuất phương án tiền lương tối thiểu vùng năm 2020 do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức chiều 10/7.
99 cong nhan may o viet nam co muc luong thap hon muc san luong chau a Khởi động đàm phán lương tối thiểu vùng năm 2020
99 cong nhan may o viet nam co muc luong thap hon muc san luong chau a Bổ nhiệm ông Ngọ Duy Hiểu làm Phó Chủ tịch Hội đồng tiền lương Quốc gia
99 cong nhan may o viet nam co muc luong thap hon muc san luong chau a Không cắt giảm lương làm thêm, phụ cấp của NLĐ khi thực hiện lương tối thiểu vùng

Tại Tọa đàm, đại diện Tổ chức Oxfam cho biết, tổ chức này cùng với Viện Công nhân và Công đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam mới thực hiện khảo sát chuyên sâu về cuộc sống của công nhân may ở Việt Nam.

99 cong nhan may o viet nam co muc luong thap hon muc san luong chau a

Ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Tiền lương Quốc gia phát biểu tại tọa đàm

Theo đó, qua phỏng vấn sâu hơn 88 công nhân; 6 thảo luận nhóm ở nhà máy; phỏng vấn sâu với 157 người với đa dạng các đối tượng từ công nhân, đến quản đốc/chuyền trưởng, quản lý cấp cao, cán bộ công đoàn, cán bộ Lao động - Thương binh và Xã hội… thậm chí cả thành viên Hội đồng tiền lương quốc gia và chuyên gia tiền lương; thông qua các tình huống điển hình; đồng thời tham chiếu với tổng quan tài liệu các nghiên cứu đã công bố, cho thấy: Hầu hết công nhân may được phỏng vấn đều có mức lương dưới mức đủ sống, và đang phải vật lộn để nuôi sống bản thân, gia đình, thậm chí có những lúc bị đói.

“Nếu tính cả tiền lương làm thêm giờ, vẫn có hơn 52% công nhân may ở Việt Nam đang được trả mức lương dưới mức của Liên minh Lương đủ sống Toàn cầu; và 99% công nhân may có mức lương thấp hơn mức Sàn lương châu Á”, bà Thu Hà - đại diện Tổ chức Oxfam cho biết.

Cũng theo bà Thu Hà, qua nghiên cứu này, cho thấy 99% người lao động có mức lương thấp hơn mức lương đủ sống của Sàn lương châu Á và 74% có mức lương thấp hơn mức lương đủ sống của Liên minh Lương đủ sống Toàn cầu.

99 cong nhan may o viet nam co muc luong thap hon muc san luong chau a
PGS.TS Vũ Quang Thọ - nguyên Viện trưởng Viện Công nhân Công đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát biểu tại tọa đàm

Trăn trở với mức tiền lương tối thiểu còn thấp, chưa đảm bảo mức sống tối thiểu của nhiều gia đình công nhân lao động, PGS.TS Vũ Quang Thọ - nguyên Viện trưởng Viện Công nhân Công đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam kể lại câu chuyện ông đã chứng kiến cách đây 8 năm: Tôi đã từng tiếp xúc với một nữ công nhân làm việc tại khu công nghiệp ở tỉnh Đồng Nai nhận đẻ thuê. Chị cho biết đã nhận được thù lao là 12.000 USD, tương đương với khoảng 300 triệu đồng từ việc nhận chửa, đẻ thuê.

Chị có nói với tôi “Anh thử tính xem, em có thể làm việc gì ra để có khoản tích lũy như thế này”. Khẳng định “dịch vụ” đẻ thuê - việc cực chẳng đã - đã lan từ các khu công nghiệp phía Nam ra các khu công nghiệp phía Bắc và hiện nay không còn là chuyện hiếm gặp, PGS.TS Vũ Quang Thọ chua xót: “Vấn đề mấu chốt là do tiền lương thấp, tiền lương không đủ sống, nên người lao động sẵn sàng làm những gì mà họ có thể làm, để đảm bảo cuộc sống cho gia đình họ. Đây là vấn đề đáng để các nhà làm chính sách và chúng ta phải suy nghĩ".

Từ thực tế đời sống, việc làm của công nhân lao động tại Thủ đô Hà Nội, ông Nguyễn Đình Thắng - Phó Chủ tịch Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội đặt câu hỏi: Với thu nhập phổ biến ở mức khoảng 6 triệu đồng/tháng, sống tại Thủ đô Hà Nội, liệu gia đình công nhân lao động có đủ chi tiêu hay không?

Ông Thắng phân tích, tại Hà Nội có 9 khu công nghiệp, nhưng hiện tại mới có Khu công nghiệp Thăng Long có nhà trẻ dành cho con công nhân. Trong khi đó, theo khảo sát mới nhất, hiện có hơn 6 vạn lao động nhập cư, do không có hộ khẩu, không thể gửi con tại trường công, phải gửi con tại trường tư, ít nhất với giá trên 2 triệu đồng/tháng, chưa kể tiền gửi thêm trong ngày thứ bảy do đi làm thêm. Họ cũng đang phải trả tiền điện giá cao (trên 3.000 đồng/số); mức thuê nhà trọ phổ biến ở mức 1,5-1,8 triệu đồng/tháng…

99 cong nhan may o viet nam co muc luong thap hon muc san luong chau a
Ông Nguyễn Đình Thắng - Phó Chủ tịch Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội cho biết: Đời sống ở mức thấp, nên công nhân luôn mong muốn và cố gắng đi làm thêm ca, kíp.

“Đời sống công nhân lao động đều còn ở mức thấp, nên họ luôn mong muốn và cố gắng đi làm thêm ca kíp, để vừa bớt bữa ăn tại gia đình; đỡ phải ở nhà trọ chật chội trong những ngày nắng nóng. Tất cả đều phải tính toán từng đồng, kể cả phí rút tiền lương vài ngàn đồng”, ông Thắng nói.

Cũng theo ông Thắng, qua khảo sát nguyện vọng từ công nhân lao động tại các khu công nghiệp và chế xuất, họ mong muốn lương tối thiểu năm 2020 sẽ tăng thêm 9%, mới đảm bảo được đời sống cho gia đình.

Phát biểu kết luận tại tọa đàm, ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Tiền lương Quốc gia nhấn mạnh: Nếu doanh nghiệp quá yếu, trả lương thấp, không đủ đảm bảo cuộc sống cho người lao động, họ sẽ bỏ đi; nhưng ngược lại, nếu đảm bảo đời sống cho gia đình họ, doanh nghiệp sẽ giữ chân được người lao động. Tuy nhiên, người lao động đi làm không sống cho bản thân, mà họ còn có gia đình, cần tính toán đến tương lai của người lao động và con cái họ.

Theo ông Hiểu, Hội đồng Tiền lương Quốc gia cần xem xét, tính toán đảm bảo hài hòa các lợi ích giữa các bên trong quan hệ lao động, để đảm bảo công bằng, ổn định và cùng phát triển.

37% công nhân cho biết luôn ở trong tình trạng vay nợ

Lương thấp có nghĩa là nhiều công nhân khó đảm bảo đủ ăn cho họ và gia đình. 28% công nhân nói rằng tiền lương không đủ để đảm bảo chi tiêu ăn uống cho gia đình trong cả tháng. Trong số này, 50% cho biết họ phải vay tiền để mua thức ăn; và 6% cho biết vào cuối tháng, họ chỉ ăn cơm chan canh suông;

Vì lương không đủ sống, công nhân buộc phải vay mượn từ bạn bè trong chuyền hay những công nhân khác ở cùng khu trọ. Họ vay để mua xe đi làm. Họ vay khi ốm đau để chi phí khám chữa bệnh và thuốc men. Họ vay để chi tiêu hàng ngày… 37% công nhân được phỏng vấn cho biết họ luôn ở trong tình trạng vay nợ từ bạn bè, người thân hay hàng xóm để bù đắp thiếu hụt chi tiêu trong tháng. (Nguồn: Tiền lương không đủ sống và hệ lụy - nghiên cứu một số doanh nghiệp may xuất khẩu ở Việt Nam)

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này