Triển khai các giải pháp ứng phó với thiên tai

12:40 | 03/07/2019
(LĐTĐ) Trước tình hình mùa mưa bão đang đến gần, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội đã có công văn đề nghị Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan chủ động đối phó, phòng chống úng, đảm bảo an toàn công trình, giảm nhẹ thiên tai do bão gây ra.  
ha noi trien khai cac giai phap ung pho voi thien tai Đổi mới công nghệ giúp hỗ trợ, ứng phó thiên tai
ha noi trien khai cac giai phap ung pho voi thien tai Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về thiên tai, dịch bệnh
ha noi trien khai cac giai phap ung pho voi thien tai Hà Nội: Tích cực hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia phòng chống thiên tai năm 2019

Nội dung công văn nêu rõ, Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) và tình hình mưa trên các phương tiện tránh, kiểm tra các trọng điểm xung yếu, chủ động đối phó kịp thời với mọi diễn biến của ATNĐ, đảm bảo an toàn công trình, tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân ở những vùng trũng thấp có khả năng ngập úng, vùng có nguy cơ sạt lở, hạn chế thấp nhất thiệt hại do mưa lớn gây ra.

ha noi trien khai cac giai phap ung pho voi thien tai
Người dân được hỗ trợ nước sạch sau trận lũ lịch sử tại huyện Chương Mỹ năm 2018.

Tăng cường công tác kiểm tra đê điều, kè cống, kênh mương, công trình tiêu thoát nước trên địa bàn, sẵn sàng vật tư, phương tiện phòng chống lụt bão theo phương châm “4 tại chỗ”, chủ động đối phó với mọi diễn biến của mưa bão để công trình sẵn sàng ứng phó với các tình huống khi có mưa, lũ lớn.

Đối với các công trình xử lý cấp bách trên địa bàn chưa thi công xong và các công trình đang thi công dang dở, đề nghị các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án chỉ đạo các nhà thầu tập trung thực hiện ngay các công việc thi công hạng mục vượt lũ.

Có phương án đảm bảo an toàn công trình các tuyến đê bao, đê bối, chuẩn bị sẵn sàng phương tiện máy móc thi công, con người và vật tư phù hợp để phòng chống như sử dụng bạt phủ cho tràn nước chủ động nhằm giảm thiểu thiệt hại khi nước dâng vượt đỉnh đê; bao tải dự trữ, cát, đá để sẵn sàng hàn khẩu...

Tăng cường cán bộ thường xuyên kiểm tra, đôn đốc tại hiện trường, nhất là các vị trí trọng điểm, các vị trí xung yếu phát hiện kịp thời các yếu tố gây bất lợi đến an toàn công trình như xe quá tải trọng đi trên đê, phát hiện kịp thời mạch đùn, mạch sủi, thông tin kịp thời theo quy định để xử lý giờ đầu ngăn chặn diễn biến xấu đối với công trình.

Rà soát phương án phòng chống lụt bão úng các công trình đang thi công, các vị trí trọng điểm, đôn đốc thực hiện theo đúng phương án được duyệt. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương nơi xây dựng công trình để xử lý kịp thời, hiệu quả khi sự cố xảy ra theo phương châm “4 tại chỗ”. Những công trình nào để xảy ra sự cố do mưa bão, chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm trước UBND thành phố theo quy định.

Sở NN&PTNT yêu cầu Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội chỉ đạo các Hạt Quản lý đê tổ chức trực 24/24, tăng cường kiểm tra kịp thời phát hiện những sự cố đê điều nhất là các trọng điểm, các vị trí xung yếu, các vị trí mới thi công xong công trình chưa qua thử thách. Phối hợp với chính quyền địa phương xử lý các hoạt động vi phạm pháp luật về đê điều.

Sở NN&PTNT cũng yêu cầu Chi cục Thủy lợi Hà Nội theo chức năng, nhiệm vụ được giao kiểm tra đôn đốc thực hiện phương án phòng chống lụt bão úng, đặc biệt tại phương án đảm bảo an toàn hồ chứa nước trên địa bàn. Chủ động đôn đốc, phối hợp với các công ty thủy lợi trên địa bàn thực hiện kiểm tra máy móc các trạm bơm tiêu, sẵn sàng hoạt động chống úng khi cần thiết.

Mạnh Quân

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này