Giá trị gia đình tạo nên thành công của Tân Hiệp Phát

12:38 | 23/06/2019
(LĐTĐ) Người Việt Nam có câu “Thuận vợ, thuận chồng, tát Biển Đông cũng cạn”, đặc biệt khi biết tới mối tình đẹp giữa ông Trần Quí Thanh và bà Phạm Thị Nụ qua cuốn sách “Chuyện nhà Dr.Thanh” của tác giả Trần Uyên Phương - con gái  Dr.Thanh thì tôi càng thấy câu nói đó có ý nghĩa nhiều hơn. Thú vị hơn nữa, khi mối tình đó lại chính là chìa khóa để mở cánh cửa thành công của Tân Hiệp Phát.  
gia tri gia dinh tao nen thanh cong cua tan hiep phat Thành công là chiến thắng chính bản thân mình
gia tri gia dinh tao nen thanh cong cua tan hiep phat Không bỏ cuộc để vượt lên người khổng lồ
gia tri gia dinh tao nen thanh cong cua tan hiep phat Nước tăng lực Number 1 Cola mang đến sự sảng khoái cho những người yêu thích vị Cola

Sau khi kết hôn, trải qua bao thăng trầm, ông Trần Quí Thanh và bà Phạm Thị Nụ đã thành lập Tân Hiệp Phát vào năm 1994 với tầm nhìn Tập đoàn hàng đầu ở châu Á trong lĩnh vực thức uống và thực phẩm.

Khởi nghiệp từ một phân xưởng sản xuất nhỏ chỉ với vài chục nhân viên, Tân Hiệp Phát đã đặt những bước chân đầu tiên vào lĩnh vực sản xuất đồ uống và trở thành một công ty nước giải khát nổi tiếng.

gia tri gia dinh tao nen thanh cong cua tan hiep phat
Đại gia đình Tân Hiệp Phát

Đến nay Tập đoàn Nước giải khát Tân Hiệp Phát là doanh nghiệp tư nhân hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) với sản phẩm nước giải khát được phân phối rộng rãi khắp 63 tỉnh thành tại Việt Nam, gần 20 quốc gia trên thế giới.

Mô hình công ty gia đình là mô hình kinh doanh lâu đời và phổ biến trên thế giới. Tại Việt Nam, sự hiện hữu của các doanh nghiệp gia đình nhiều hơn khi kinh tế tư nhân được “cởi trói” sau công cuộc đổi mới năm 1986.

Hiện nay, các công ty phát triển theo hình thức gia đình không phải là điều quá mới mẻ. Tuy vậy, các công ty gia đình giữ được sự phát triển vững mạnh là rất khó, Tân Hiệp Phát là một trong số đó.

Tân Hiệp Phát có được sự thành công đó là nhờ sự nỗ lực không ngừng nghỉ của hai nhà sáng lập và đội ngũ cán bộ nhân viên Tân Hiệp Phát, đặc biệt là tình yêu, chất keo gắn kết gia đình nhỏ (gia đình Dr Thanh) và gia đình lớn Tân Hiệp Phát, là yếu tố đặc biệt quan trọng tạo động lực làm nên thành công của Tân Hiệp Phát hôm nay.

Câu chuyện tình yêu 40 năm của hai vợ chồng Dr Thanh gắn liền với cột mốc 25 năm của Tân Hiệp Phát trên cương vị là hai người đồng nghiệp tâm đầu ý hợp.

Dr Thanh và Madam Nụ đến với nhau từ thuở hàn vi, trải qua 40 năm với đầy đủ cay đắng, ngọt bùi nhưng tình cảm vẫn rất bền chặt và ngày càng nồng đượm. Dr Thanh là một người chồng yêu thương vợ và dành tất cả cho gia đình.

Tình yêu mà Dr Thanh dành cho Madam Nụ là trọn đời và dành cho bà tất cả những gì bao năm ông xây dựng. Bà chính là động lực để Dr Thanh xây ước mơ lớn lao, cùng nhau tạo dựng đế chế đáng tự hào.

gia tri gia dinh tao nen thanh cong cua tan hiep phat

Tình yêu 40 năm nhưng vẫn ngọt ngào sâu sắc của Dr Thanh và Madam Nụ khiến rất nhiều bạn trẻ ngưỡng mộ

Chứng kiến tình yêu 40 năm nhưng vẫn ngọt ngào sâu sắc của Dr Thanh và Madam Nụ, rất nhiều bạn trẻ đã không ngần ngại bày tỏ sự ngưỡng mộ.

"Thật không quá khi nhận xét rằng, tình yêu của CEO Tân Hiệp Phát là thứ tình yêu vĩnh cửu, tình yêu mà bất cứ cặp đôi nào cũng mong ước. Thứ tình yêu mà thời gian càng làm cho nó mãnh liệt và đẹp đẽ hơn. Nhìn vào nó, vợ chồng tôi đã soi lại bản thân, giảm bớt những bất đồng, học cách yêu thương nhau nhiều hơn. Tôi nghĩ rất nhiều cặp vợ chồng cũng được tình yêu của Dr Thanh truyền cảm hứng như tôi".

Bởi nói về mức độ đam mê công việc, có lẽ ông Trần Quí Thanh luôn ở nhóm đầu. Đến giờ, nhân viên của ông vẫn còn truyền tai nhau câu chuyện ông Thanh họp với các giám đốc bộ phận về chiến lược ra mắt sản phẩm mới.

Cuộc họp kéo dài tới tối, rồi đến đêm, mà vẫn chưa tìm được câu trả lời cuối cùng. Ông bảo mọi người kiếm chỗ nằm, rồi chính ông cũng ngủ ngay tại phòng họp để sáng hôm sau... họp tiếp, cho tới khi ra phương án tối ưu mới thôi. Rồi khi xoay xở với quy mô mở rộng của công ty, ông cũng từng gắt với vợ con: “Không làm tử tế, thì không chỉ gia đình mình, các công nhân trông vào mình chết đói hết!”.

Với suy nghĩ như vậy và quan điểm tự thân phát triển một cách khốc liệt “hôm nay phải hơn ngày hôm qua, nhưng không bằng ngày mai”, ông Trần Quí Thanh đã dành hết quãng thời gian sung sức nhất của tuổi trẻ cho việc chèo lái con thuyền Tân Hiệp Phát.

Ông để vợ quán xuyến toàn bộ công việc gia đình và tự tìm cách trả lời những câu hỏi đầy hóc búa mà các con đặt ra về người cha chỉ biết tới công việc, về những bữa cơm thường chỉ có mẹ và các con.

Cho tới giờ, khi nhìn lại những gì đã trải qua, tôi đều cảm thấy trong ánh mắt của những người sáng lập và kế thừa Tân Hiệp Phát lấp lánh hai chữ “mãn nguyện”. Vì sau cùng, sóng gió đã không làm họ chùn bước, gia đình nhỏ ấy đã nhân lên tình yêu thương thành một đại gia đình Tân Hiệp Phát của ngày hôm nay.

Nếu trong những ngày đầu khó khăn ấy, bà Nụ trách móc ông Thanh bằng những câu hỏi về trách nhiệm gia đình, có lẽ chưa chắc chúng ta đã thấy Tân Hiệp Phát thành công như ngày hôm nay.

Vậy tại sao bà Nụ lại vượt qua được giai đoạn khủng khiếp ấy, giai đoạn mà chính người con gái lớn của bà đã đề nghị mẹ ly dị với ba để được sống hạnh phúc hơn? “Vì má tin là ba vẫn yêu má, yêu gia đình này, theo cách riêng của ba con”, bà Phạm Thị Nụ đã trả lời kiên định như vậy với cô con gái.

gia tri gia dinh tao nen thanh cong cua tan hiep phat

Ông Trần Quí Thanh, bà Phạm Thị Nụ và 2 người con gái Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích.

Bà Trần Uyên Phương, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát (con gái ông Trần Quí Thanh) cho rằng để doanh nghiệp gia đình phát triển bền vững cần thiết phải gia đình hóa doanh nghiệp, chuyên nghiệp hóa gia đình.

“Từng thành viên trong gia đình tôi đều được hưởng hạnh phúc của sự che chở nhau. Cùng vận hành trong một bộ máy mỗi ngày phình to ra lớn gấp vạn gia đình thì sự che chở cũng lớn hơn, không chỉ vì cùng huyết thống, nó còn là tình đồng chí, đồng nghiệp.

Từ ý nghĩa nền tảng là gia đình nhỏ đến một gia tộc doanh nhân lớn, có thể kề vai sát cánh, kiên cường chiến đấu vượt qua khó khăn, đồng cảm cộng khổ, quan điểm gia tộc trên thương trường luôn nhất quán của ba tôi là như vậy”, bà Uyên Phương cho biết.

Theo bà Trần Uyên Phương, tại doanh nghiệp gia đình luôn tồn tại song hành giữa quyền sở hữu và tinh thần làm chủ. Để quản trị tốt, các doanh nghiệp gia đình cần kết hợp giữa chuyên nghiệp hóa với chủ nghĩa gia đình; văn hóa làm việc nhóm, sự trung thành, dũng cảm của nhân viên. Trong doanh nghiệp gia đình, lỗi lầm thì được tha thứ nhưng vi phạm qui định thì không được tha thứ.

N.Hoa

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này