Báo chí đã trở thành lực lượng xung kích, tin cậy của Đảng và Nhà nước

00:28 | 23/06/2019
(LĐTĐ) Với đội ngũ hùng hậu trên 18.000 nhà báo được cấp thẻ, có tính chuyên nghiệp cao và tiếp cận nhanh với công nghệ báo chí, truyền thông hiện đại, người làm báo thực sự là người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng, văn hóa. Báo chí đã trở thành lực lượng xung kích, tin cậy của Đảng và Nhà nước trên mặt trận thông tin, tuyên truyền.
bao chi da tro thanh luc luong xung kich tin cay cua dang va nha nuoc Nguyện mãi xứng đáng với niềm tin yêu của bạn đọc
bao chi da tro thanh luc luong xung kich tin cay cua dang va nha nuoc Báo chí là cầu nối quan trọng
bao chi da tro thanh luc luong xung kich tin cay cua dang va nha nuoc Luôn khắc ghi lời dạy của Bác Hồ

Đó là khẳng định của Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Lễ trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ 13 năm 2018 diễn ra tối 21/6 tại Cung Văn hoá Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội.

bao chi da tro thanh luc luong xung kich tin cay cua dang va nha nuoc
Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Lễ trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ 13

Phát biểu tại lễ trao giải, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trân trọng gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất và đánh giá cao những đóng góp to lớn của các thế hệ người làm báo trong cả nước, nhiệt liệt chúc mừng các nhà báo vinh dự được nhận Giải thưởng Báo chí Quốc gia năm 2018.

Thủ tướng mong muốn, báo chí cách mạng Việt Nam cần phát huy những giá trị cốt lõi của mình về tính cách mạng và tiên phong. Báo chí phải thể hiện, phản ánh trung thực về một đất nước Việt Nam đang phát triển năng động, đổi mới; môi trường sống an toàn, thân thiện, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, uy tín và vị thế trên trường quốc tế tiếp tục được nâng cao.

Thông tin tích cực phải là dòng chủ lưu chính trên báo chí, dù viết về tham nhũng, tiêu cực cũng phải trên tinh thần đấu tranh, xây dựng. Chú trọng tuyên truyền về những mặt tốt, mặt tích cực, gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến, nhân rộng các phong trào thi đua yêu nước gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, làm lan tỏa những giá trị tốt đẹp, tạo niềm tin, sự đồng thuận trong xã hội, góp phần khơi dậy và nuôi dưỡng khát vọng về một đất nước Việt Nam hùng cường, giàu mạnh.

Đặc biệt, báo chí cần tăng cường phát hiện, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, “tự diễn biến”, sự suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống và những biểu hiện tiêu cực khác trong đời sống, nhất là trong cán bộ, đảng viên.

bao chi da tro thanh luc luong xung kich tin cay cua dang va nha nuoc

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng trao giải A Giải Báo chí Quốc gia cho các tác giả đoạt giải.

“Sự xuất hiện của mạng xã hội, bên cạnh mặt tích cực thì tình trạng thông tin thiếu kiểm chứng, xuyên tạc, xấu độc, thông tin giả mạo gây hại cho xã hội đang ngày càng gia tăng, có nguy cơ lấn át thông tin chính thống. Hơn lúc nào hết, báo chí phải thể hiện những nguyên tắc cơ bản của nghề báo: Chính xác - chính thống - nhanh nhạy - có kiểm chứng, khẳng định vai trò dẫn dắt, định hướng thông tin của báo chí”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh: Cần chú trọng công tác đào tạo, rèn luyện, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ những người làm báo vững vàng về bản lĩnh chính trị, tinh thông nghề nghiệp, bắt kịp công nghệ báo chí hiện đại, có đạo đức nghề nghiệp trong sáng và phải coi đây là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu.

Năm nay, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã nhận được 1.810 tác phẩm dự thi, trong đó có 1.671 tác phẩm đủ điều kiện dự Giải theo quy định. Trong số 147 tác phẩm được vào chung khảo, Hội đồng Giải đã lựa chọn được 106 tác phẩm bảo chí xuất sắc, gồm: 6 giải A, 24 giải B, 42 giải C và 34 giải Khuyến khích.

Đánh giá về chất lượng các tác phẩm dự Giải, nhà báo Thuận Hữu - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng biên tập Báo Nhân dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia cho biết: Nhiều đề tài được đầu tư công phu, bài bản, với việc các tác phẩm nhiều kỳ (nhất là báo in) chiếm tỉ lệ ngày càng cao.

Cùng với sự tham gia tích cực về số lượng, điều đáng mừng là chất lượng báo chí các địa phương đã ngày càng được nâng lên. Mặt bằng chất lượng chung các tác phẩm dự giải đồng đều hơn, nhất là sự vươn lên của các Hội Nhà báo tỉnh, thành phố.

Đặc biệt, nhiều tác phẩm phản ánh các vấn đề thời sự nóng bỏng như công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; xử lí cán bộ sai phạm trong công tác cán bộ, sai phạm trong công tác quản lí đất đai, quản lí giáo dục; nạn tín dụng đen, nạn xâm hại trẻ em, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, vấn đề cải cách hành chính, chính sách và cuộc sống, cơ chế quản lý kinh tế; những đề tài truyền thống như lịch sử, văn hóa, an ninh, quốc phòng, gương người tốt việc tốt, điển hình tiên tiến.

B.D

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này