Tìm giải pháp đầu tư cho hoạt động văn hóa thông tin

11:28 | 31/05/2019
(LĐTĐ) Hệ thống thiết chế văn hóa của quận Đống Đa rất hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ của nhân dân, trong khi đó việc huy động các nguồn vốn xã hội hóa đầu tư cho hoạt động này trên địa bàn vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, quận đã đề nghị Thành phố tăng cường đầu tư ngân sách nhà nước cho hoạt động văn hóa thông tin, thể dục thể thao (VHTT-TDTT) nói chung và đầu tư xây dựng, bổ sung các trang bị cho các thiết chế văn hóa nói riêng.
tim giai phap dau tu cho hoat dong van hoa thong tin Làm tốt công tác thông tin tuyên truyền
tim giai phap dau tu cho hoat dong van hoa thong tin Làm tốt công tác văn hóa thông tin
tim giai phap dau tu cho hoat dong van hoa thong tin Huyện Mỹ Đức: Chú trọng công tác văn hóa thông tin

Thực hiện chương trình khảo sát công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi, phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa và công tác đầu tư, khai thác, quản lý các thiết chế VHTDTT trên địa bàn Hà Nội từ năm 2016 đến nay, chiều 29/5, Ban Văn hóa-Xã hội HĐND thành phố Hà Nội đã có buổi khảo sát tại quận Đống Đa. Đoàn đã đến khảo sát trực tiếp tại di tích Đình - Đền Hào Nam, Trung tâm VHTT-TDTT quận Đống Đa và sân chơi phường Trung Tự và làm việc tại UBND quận Đống Đa.

tim giai phap dau tu cho hoat dong van hoa thong tin
Ban Văn hóa Xã hội HĐND thành phố Hà Nội khảo sát tại khu di tích đình -đền Hào Nam (quận Đống Đa)

Ông Nguyễn Trọng Hải, Trưởng Phòng VHTT quận Đống Đa cho biết: Trong các năm 2017-2018, quận đã tổ chức khởi công xây dựng Nhà văn hóa quận với kinh phí 263 tỷ đồng; xây dựng, sửa chữa, lắp đặt trang thiết bị cho 48 nhà sinh hoạt cộng đồng. Trong năm nay, sẽ đầu tư xây 16 nhà sinh hoạt cộng đồng và cải tạo 24 nhà sinh hoạt cộng đồng tại các phường. Đồng thời, đã sửa chữa, cải tạo, lắp đặt trang thiết bị tập luyện TDTT tại 48 sân chơi, vườn hoa trong 2017-2018...

Dù vậy, hiện hệ thống thiết chế văn hóa từ quận đến cơ sở rất hạn chế nên chưa đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ của nhân dân, trong khi việc huy động các nguồn vốn xã hội hóa đầu tư cho hoạt động văn hóa gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chính là do quỹ đất dành cho việc xây dựng các thiết chế văn hóa cơ sở ở quận rất hạn chế, với mật độ dân số cao gây khó khăn trong triển khai các hoạt động văn hóa cộng đồng.

Kinh phí xã hội hóa chủ yếu mới tập trung ở lĩnh vực TDTT do vốn đầu tư không quá lớn, hiệu quả kinh tế cao, nên hấp hẫn hơn so với đầu tư vào lĩnh vực văn hóa. Chủ tịch UBND quận Đống Đa Võ Nguyên Phong chia sẻ, UBND quận sẽ tích đến phương án tìm chỉ đạo triển khai tìm kiếm, khai thác thêm các điểm đất xen kẹt, nhỏ lẻ tại các địa bàn dân cư để đầu tư xây dựng thêm điểm vui chơi phục vụ Nhân dân.

Song, cùng các giải pháp chủ động của địa phương, UBND quận kiến nghị Thành phố tăng cường đầu tư ngân sách nhà nước cho hoạt động VHTT-TDTT nói chung và đầu tư xây dựng, bổ sung các trang bị cho các thiết chế văn hóa nói riêng.

Tại buổi làm việc, đoàn giám sát cho biết, từ khảo sát thực tế tại các địa phương, đoàn sẽ có báo cáo tổng hợp trình HĐND Thành phố để nắm rõ hơn thực trạng quản lý các di tích lịch sử văn hóa, thiết chế VHTT-TDTT trên địa bàn Thành phố, trên cơ sở đó sẽ làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm các bên liên quan và đề xuất giải pháp cho Thành phố thời gian tới.

Ông Nguyễn Thanh Bình, Trưởng Ban Văn hóa-Xã hội HĐND thành phố Hà Nội ghi nhận nỗ lực của quận Đống Đa thời gian qua đã thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nhiều kế hoạch, đề án, chương trình, nên đã đạt kết quả nổi bật trong cả hai lĩnh vực. Tuy nhiên, với đặc thù có mật độ di tích/diện tích rất lớn, dân số đông, tính chất di tích đa dạng, nhiều cấp độ phân hạng… quận cần tiếp tục kiểm kê, phân loại, khoanh vùng bảo vệ chống lấn chiếm, thiết lập các hồ sơ quản lý tiến tới số hóa dữ liệu quản lý, lập dự án tu bổ để phục hồi phát huy giá trị di tích.

Đặc biệt, cần quan tâm hướng tới tiêu chuẩn văn minh đô thị cho các di tích, đảm bảo ngăn nắp, sạch sẽ, nhằm tạo ấn tượng tốt của người dân khi đến tham quan; thường xuyên kiện toàn, hướng dẫn cụ thể với bộ phận quản lý các di tích, để là những người thực sự tâm huyết với công tác quản lý và khai thác giá trị di tích.

Trong công tác quản lý các thiết chế VHTT-TDTT, đoàn cũng chia sẻ với khó khăn của quận đặc biệt trong đầu tư xây dựng các thiết chế này, dù có thu ngân sách rất lớn nhưng rất hạn chế quỹ đất. Trưởng đoàn đề nghị quận và các sở, ngành Thành phố tập trung tìm ra những giải pháp để có hệ thống thiết chế đáp ứng nhu cầu tốt hơn của nhân dân về văn hóa tinh thần. Hơn nữa, khảo sát thực tế cho thấy, với các thiết chế văn hóa quận, phường cần được quan tâm kiểm tra, giám sát thường xuyên để vận hành hiệu quả đáp ứng nhu cầu người dân hơn.

Hoàng Phúc

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này