Nói không với lạm dụng rượu, bia

14:18 | 24/05/2019
(LĐTĐ) Lạm dụng bia, rượu không chỉ làm giảm năng suất lao động mà còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Hằng năm số ca mắc ung thư do dạm dụng bia, rượu ngày một nhiều, thậm chí làm tha hóa nhân cách… Bởi thế, khi dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia được đưa ra tại Kỳ họp trước được kỳ vọng sẽ góp phần tích cực giảm những hạn chế trên, song khi Ban soạn thảo trình ra Kỳ họp thứ 7 này, nhiều đại biểu Quốc hội tỏ ra thất vọng hơn.
noi khong voi lam dung ruou bia Cần tạo chuyển biến nhận thức của người dân về tác hại của rượu, bia
noi khong voi lam dung ruou bia Sẽ quản lý chặt việc quảng cáo, khuyến mại, tài trợ rượu, bia
noi khong voi lam dung ruou bia Hà Nội kiên quyết ngăn chặn tai nạn giao thông do uống rượu, bia

Còn “bỏ ngỏ” những điều quan trọng

Thảo luận trên hội trường sáng 23/5 về dự luật, đại biểu Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) cho rằng, các chế định được xem là xương sống như cấm quảng cáo rượu bia, cấm bán rượu bia trên internet hay quy định giờ cấm bán bị “đẩy” ra ngoài dự thảo làm cho những vấn đề đặt ra tại Kỳ họp thứ 6 nhiều lần giải trình nhưng chưa thỏa đáng, thiếu thuyết phục.

noi khong voi lam dung ruou bia
Hạn chế việc kinh doanh, sản xuất và sử dụng rượu, bia là việc cần làm

Đại biểu này nhấn mạnh: “Chúng ta sẽ rất đau khi nhìn thấy sự giằng xé giữa lợi ích kinh tế và sức khỏe cộng đồng. Và rồi cố đưa ra các chế định để phòng chống tác hại trong dự luật này. Song đến nay một số quy định lại không được đưa vào”. Đại biểu (ĐB) Nhân đưa dẫn chứng: Trong những quy định bị đẩy ra khỏi Dự thảo luật là cấm bán rượu bia từ 15 độ cồn trở lên trên internet.

Lắp vào điều trên, Dự thảo đã chế định việc bán rượu bia theo hình thức thương mại điện tử, trong đó có quy định kiểm soát độ tuổi tiếp cận quảng cáo rượu bia. Trong khi, thực trạng phổ biến độ tuổi tiếp cận Internet ngày càng trẻ hóa thì bỏ chế định trên có phải là vẽ đường cho hươu chạy? Thật lạ là báo cáo giải trình chỉ đề nghị cân nhắc điều cấm này vì không hợp thông lệ, tạo rào cản phát triển của các doanh nghiệp mà quên cân nhắc nguy cơ, tác hại đến trẻ em, một đối tượng yếu thế của xã hội.

Có một sự thực hiển nhiên, Việt Nam là một trong những quốc gia sử dụng bia, rượu thuộc loại lớn nhất thế giới và cũng là quốc gia kinh doanh, sử dụng rượu bia “thoáng” nhất thế giới. Đi đâu cũng gặp quán nhậu và thanh niên tuổi từ 18 trở lên họ có thể uống bia, rượu bất kỳ lúc nào.

Bia rượu đã gây ra bao hệ lụy như tai nạn giao thông, mất trật tự xã hội, đặc biệt ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe… chính vì thế “buộc” các cơ quan chức năng phải tiến hành soạn thảo dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Luật đề cập hai mảng “phòng” và “chống” hẳn hoi, song đến nước rút đưa ra tại Kỳ họp thứ 7 đang diễn ra, nhiều ĐB nhận xét tính “phòng” để “chống” những tác hại của rượu, bia đến tương lai giống nòi như Dự thảo luật vẫn còn nhiều điều chưa ổn.

Đồng tình với ý kiến này, một số ĐB cũng cho rằng, điều kiện về quản lý chưa đảm bảo, lại cho phép bán bia trên internet… trong khi biện pháp kiểm soát không thể hữu hiệu thì đây là sự mâu thuẫn, cài cắm hay thiếu sót về kỹ thuật lập pháp.? Vì theo Dự thảo thì bia dưới 5,5 độ cồn sẽ được quảng cáo trong các chương trình theo quy định và chỉ bị hạn chế từ khung giờ 19-20h trên báo nói và báo hình.

Song thực tế khung giờ này không phải khung giờ vàng của các chương trình mà dự thảo quy định nên bia dưới 5,5 độ cồn bao phủ gần như thị trường, không biết vô tình hay hữu ý lại nghiễm nhiên nằm trong vùng an toàn của việc quảng cáo.

“Dự luật lần này có thể hoàn chỉnh về kỹ thuật lập pháp, nhưng có lẽ chưa hoàn chỉnh cả về tư duy và trách nhiệm trong sứ mệnh chăm lo sức khoẻ nhân dân. Vì vậy, bản chất của luật là phải phục vụ nhân dân chứ không phục vụ bất cứ nhóm lợi ích nào khác. Do đó đề nghị rà soát, điều chỉnh quy định ngưỡng độ cồn từ 4 - 5 độ thay vì từ 5,5 độ như Dự thảo”- một ĐB đề nghị.

“Vương quốc” rượu, bia và đừng đùa với tương lai giống nòi

Có một sự thực hiển nhiên, Việt Nam là một trong những quốc gia sử dụng bia, rượu thuộc loại lớn nhất thế giới và cũng là quốc gia kinh doanh, sử dụng rượu bia “thoáng” nhất thế giới. Đi đâu cũng gặp quán nhậu và thanh niên tuổi từ 18 trở lên họ có thể uống bia, rượu bất kỳ lúc nào.

Bia rượu đã gây ra bao hệ lụy như tai nạn giao thông, mất trật tự xã hội, đặc biệt ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe… chính vì thế “buộc” các cơ quan chức năng phải tiến hành soạn thảo dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia. Luật đề cập hai mảng “phòng” và “chống” hẳn hoi, song đến nước rút đưa ra tại Kỳ họp thứ 7 đang diễn ra, nhiều ĐB nhận xét tính “phòng” để “chống” những tác hại của rượu, bia đến tương lai giống nòi như Dự thảo luật vẫn còn nhiều điều chưa ổn.

Đi thẳng vào vấn đề, ĐB Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên) cho hay, nếu dùng rượu bia mà không thể kiểm soát những tác hại của nó thì bất kỳ ai cũng có nguy cơ trở thành nạn nhân, thậm chí là trở thành tội phạm.

Trên tinh thần đó, ĐB Hiền băn khoăn: Liệu Dự thảo luật liệu đã đủ tạo nên rào cản vững chắc để giải quyết vấn đề ưu tiên “thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia đối với trẻ em, thanh niên” hay chưa? Liên quan đến nội dung quảng cáo, một số ĐB chi rằng, nếu xác định kiểm soát quảng cáo để có tác động bảo vệ nhóm thanh thiếu niên thì cần chú trọng 2 vấn đề: Hạn chế đến mức thấp nhất số lượng các em tiếp xúc với quảng cáo rượu bia và nước uống có cồn; và kiểm soát nội dung quảng cáo, nghĩa là làm sao cho các em không bị lầm tưởng rằng rượu bia là tốt, là được khuyến khích sử dụng.

Thậm chí, ĐB Hiền còn nhấn mạnh: “Tôi rất ngạc nhiên về tính dự báo của dự Luật lần này, so với xu thế chung đã gần như đi ngược với “ khoa học quản lý chất gây nghiện đối với đời sống con người”, vô tình xem nhẹ sức khỏe người tiêu dùng nhưng có vẻ chủ ý bắt nhịp kịp thời với sự phát triển nhanh, mạnh của nền công nghiệp rượu bia.

Thực tế, các loại bia chiếm áp đảo thị trường trong nước hiện nay đa số có độ cồn từ 4,2 đến 5%, đây cũng là lựa chọn chính khi giới trẻ bắt đầu làm quen với đồ uống có cồn. Vì vậy, đề nghị quy định độ cồn từ 4% trở lên thay cho mốc 5,5%. “Tôi không nghĩ dự thảo luật mới nhất lại sơ suất bỏ sót yếu tố kỹ thuật, “chân nọ xọ chân kia” tựa như một dáng đi xiêu vẹo, không còn vững vàng về khung pháp lý được xem như “xương sống”, và “trục lái” của một bộ luật đã gần như mất đi sự tỉnh táo, cứng rắn so với dự thảo cũ”- ĐB này nhận xét.

Đồng tình với ý kiến 2 đại biểu trên một số ĐB cho rằng, mấu chốt chúng ta không nên đánh đổi sự phát triển kinh tế (nguồn thuế thu được từ sản xuất, kinh doanh bia, rượu) mà xem nhẹ đến các vấn đề xã hội. Đặc biệt là tương lai sức khỏe nhân dân.

“Không phải ngẫu nhiên một bác sĩ tại BV lớn của Trung ương viết những dòng tự sự trên mạng cá nhân khi nói: Mấy chục năm làm nghề y, chưa bao giờ cảm giác sợ hãi như bây giờ. Sáng đến cơ quan lậy hồ sơ chẩn đoán, hội chẩn bệnh, trong 100 ca thì có rất nhiều ca ung thư. Trong đó, một trong những nguyên nhân là do lạm dụng bia, rượu (chưa kể yếu tố bia, rượu không đảm bảo chất lượng) và thuốc lá gây ra”- một ĐB trầm ngâm bên hành lang Quốc hội.

H.Phạm - B.Duy

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này