Huyện Chương Mỹ: Hiệu quả từ chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp

11:46 | 23/05/2019
(LĐTĐ) Nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và đẩy mạnh áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, huyện Chương Mỹ đã có nhiều khởi sắc trong phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, đã có 25/30 xã đạt chuẩn NTM và đang nỗ lực hết mình để hoàn thành mục tiêu đưa 5 xã còn lại về đích NTM trong năm nay, phấn đấu trở thành huyện NTM vào năm 2020.
huyen chuong my hieu qua tu chuyen doi co cau san xuat nong nghiep Chương Mỹ: Tỷ lệ đóng bảo hiểm y tế đạt 86%
huyen chuong my hieu qua tu chuyen doi co cau san xuat nong nghiep Chương Mỹ: Tưng bừng Hội thao CNVCLĐ 3 Cụm thi đua

Xây dựng vùng sản xuất tập trung

Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Đinh Mạnh Hùng cho biết, thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, cấp ủy, chính quyền huyện Chương Mỹ đã chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn, phổ biến thông qua các hội nghị, tọa đàm, hội thi, các cuộc sinh hoạt chi bộ, thôn, dân cư và các ngành đoàn thể về mục đích, nội dung của việc xây dựng NTM.

Nhờ vậy, sau 8 năm thực hiện Chương trình, diện mạo nông thôn của huyện đã có nhiều đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao. Tổng giá trị sản xuất kinh tế 6 tháng đầu năm 2019 ước đạt 14.409 tỷ đồng (đạt 53,4% kế hoạch, tăng 11,9% so với cùng kỳ). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, trong đó: Công nghiệp 54,7%; dịch vụ 25,8%; nông nghiệp 19,5%.

huyen chuong my hieu qua tu chuyen doi co cau san xuat nong nghiep

Đáng chú ý là công tác dồn điển đổi thửa, hỗ trợ người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp đạt kết quả cao. Theo ông Đinh Mạnh Hùng, sau dồn điền đổi thửa, huyện Chương Mỹ đã bắt tay vào quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi tạo điều kiện đẩy mạnh cơ giới hóa trong nông nghiệp.

Những năm gần đây, huyện đã và đang tiếp tục đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp chuyên canh, phát triển nông nghiệp hữu cơ theo hướng bền vững. Huyện đã chú trọng phát triển vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao, vùng sản xuất rau an toàn, vùng trồng cây ăn quả chất lượng cao, chăn nuôi tập trung xa khu dân cư và phát triển các hình thức hợp tác liên kết theo chuỗi giá trị.

Hiện trên địa bàn huyện đã xây dựng được 9 vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao với tổng diện tích là 3.730ha. Vùng sản xuất rau chuyên canh tập trung là 382ha, trong đó diện tích rau được chứng nhận VietGap là 28,6ha. Huyện cũng đã quy hoạch vùng trồng cây bưởi tập trung tại các xã: Nam Phương Tiến, Thủy Xuân Tiên, Trần Phú, Văn Võ và thị trấn Xuân Mai với diện tích 1.000ha. Đến nay, đã phát triển được 680ha, diện tích bưởi đang cho thu hoạch là 320ha, năm 2018 thu được 7.500 tấn quả và cho giá trị thu nhập khoảng 150 tỷ đồng.

Trong lĩnh vực chăn nuôi tập trung, huyện đã quy hoạch hơn 124ha vùng chăn nuôi tập trung xa khu dân cư. Hệ thống trang trại chăn nuôi được đầu tư đồng bộ, bảo đảm việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, nhiều hộ đã chuyển đổi từ mô hình chăn nuôi lợn thịt nhỏ lẻ, sang chăn nuôi trang trại tập trung xa dân cư, ứng dụng công nghệ cao và hợp đồng liên kết gia công với các công ty nước ngoài với 82 trang trại; 84.000 con chiếm 45% tỷ lệ tổng đàn. Chương trình phát triển chăn nuôi tập trung của huyện đã được Thành phố hỗ trợ tem nhãn cho sản phẩm và hỗ trợ xây dựng các chuỗi liên kết chăn nuôi - tiêu thụ, góp phần bảo đảm đầu ra ổn định, giá trị cao cho người dân.

Hướng đến các sản phẩm an toàn

Cùng với phát triển nông nghiệp chuyên canh tập trung, huyện Chương Mỹ còn đặc biệt quan tâm phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ nhằm sản xuất ra những sản phẩm nông sản an toàn, chất lượng cao. Đến nay, trên địa bàn huyện đã xây dựng được vùng sản xuất lúa hữu cơ tại xã Đồng Phú với diện tích 90ha, vùng bưởi hữu cơ diện tích 3ha tại xã Nam Phương Tiến và rau hữu cơ với diện tích 3,6ha tại thị trấn Chúc Sơn, xã Thụy Hương và xã Nam Phương Tiến. Trong số các sản phẩm chủ lực kể trên thì lúa gạo sản xuất theo phương pháp hữu cơ tại xã Đồng Phú là một điển hình của Chương Mỹ, đây cũng là sản phẩm lúa gạo hữu cơ đầu tiên của Hà Nội áp dụng công nghệ thâm canh tiên tiến của Nhật Bản.

Để nhân rộng mô hình, huyện Chương Mỹ đã quy hoạch và phát triển các vùng trồng lúa trọng điểm tại 9 xã, mục tiêu đến năm 2020, huyện phát triển vùng lúa chất lượng cao với diện tích 3.500ha, vùng sản xuất lúa hữu cơ diện tích 300ha; vùng rau chuyên canh 500ha, diện tích rau an toàn, VietGap 150ha, diện tích rau hữu cơ 30ha trở lên; vùng sản xuất bưởi tại các xã vùng đồi gò gắn với thương hiệu “Bưởi Chương Mỹ”, phát triển diện tích sản xuất bưởi VietGap diện tích 200ha và bưởi hữu cơ 50ha trở lên tập trung ở các xã vùng đồi gò.

Cùng với phát triển nông nghiệp chuyên canh tập trung, huyện Chương Mỹ còn đặc biệt quan tâm phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ nhằm sản xuất ra những sản phẩm nông sản an toàn, chất lượng cao. Đến nay, trên địa bàn huyện đã xây dựng được vùng sản xuất lúa hữu cơ tại xã Đồng Phú với diện tích 90ha, vùng bưởi hữu cơ diện tích 3ha tại xã Nam Phương Tiến và rau hữu cơ với diện tích 3,6ha tại thị trấn Chúc Sơn, xã Thụy Hương và xã Nam Phương Tiến. Trong số các sản phẩm chủ lực kể trên thì lúa gạo sản xuất theo phương pháp hữu cơ tại xã Đồng Phú là một điển hình của Chương Mỹ, đây cũng là sản phẩm lúa gạo hữu cơ đầu tiên của Hà Nội áp dụng công nghệ thâm canh tiên tiến của Nhật Bản.

Để nhân rộng mô hình, huyện Chương Mỹ đã quy hoạch và phát triển các vùng trồng lúa trọng điểm tại 9 xã, mục tiêu đến năm 2020, huyện phát triển vùng lúa chất lượng cao với diện tích 3.500ha, vùng sản xuất lúa hữu cơ diện tích 300ha; vùng rau chuyên canh 500ha, diện tích rau an toàn, VietGap 150ha, diện tích rau hữu cơ 30ha trở lên; vùng sản xuất bưởi tại các xã vùng đồi gò gắn với thương hiệu “Bưởi Chương Mỹ”, phát triển diện tích sản xuất bưởi VietGap diện tích 200ha và bưởi hữu cơ 50ha trở lên tập trung ở các xã vùng đồi gò.

Bên cạnh đó, huyện cũng chú trọng xây dựng các mô hình liên kết chuỗi. Đến nay, huyện đã có 12 chuỗi phát huy hiệu quả, điển hình như: Chuỗi sản xuất - tiêu thụ trứng gà của Hợp tác xã Nam Việt; chuỗi chăn nuôi lợn gia công; chuỗi chăn nuôi gà gia công… Thời gian tới, huyện tiếp tục xây dựng các chương trình, đề án trọng tâm, phát triển sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao; tiếp thu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh. Đồng thời, chỉ đạo xây dựng các hình thức liên doanh, liên kết, hợp tác, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ, bảo đảm phát triển sản xuất bền vững, hiệu quả.

Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ cho biết, huyện đã có 25/30 xã về đích NTM, còn 5 xã đã đăng ký đạt chuẩn NTM năm 2019; qua đánh giá giá, chấm điểm tiêu chí huyện NTM, huyện Chương Mỹ được 91/100 điểm, đã đạt 7/9 tiêu chí huyện NTM. Để đạt mục tiêu huyện NTM vào năm 2020, thời gian tới huyện sẽ tập trung chỉ đạo quyết liệt các xã còn lại phấn đấu đạt chuẩn NTM theo kế hoạch, đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng.

Huy động tối đa các nguồn lực, nhất là nguồn lực trong nhân dân, các doanh nghiệp trong xây dựng NTM. Cùng với đó, huyện sẽ chăm lo phát triển văn hoá, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, giải quyết các vấn đề xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Nguyễn Công

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này