Bộ Công Thương khẳng định: Không có bất thường trong điều chỉnh giá điện

17:35 | 19/05/2019
(LĐTĐ) Bộ Công Thương vừa có báo cáo gửi Chính phủ về phương án tăng giá điện theo Nghị quyết số 30/NQ-CP; xây dựng, ban hành và kiểm tra thực hiện Quyết định số 648/QĐ-BCT về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân và quy định giá bán lẻ điện. Theo đó, kết quả kiểm tra hoạt niêm yết công khai giá, ghi chỉ số công tơ, chốt chỉ số, tính tiền điện, thanh toán tiền điện… cho thấy, các đơn vị đã thực hiện theo đúng quy trình.
bo cong thuong khang dinh khong co bat thuong trong dieu chinh gia dien Giá xăng tiếp tục tăng gần 1.000 đồng/lít từ 16 giờ ngày 2/5
bo cong thuong khang dinh khong co bat thuong trong dieu chinh gia dien Hà Nội đẩy mạnh xây dựng điểm bán hàng cố định “Tự hào hàng Việt”
bo cong thuong khang dinh khong co bat thuong trong dieu chinh gia dien Giá điện không chỉ tăng 8,36% mà gấp nhiều lần như thế?
bo cong thuong khang dinh khong co bat thuong trong dieu chinh gia dien
Bộ Công Thương khẳng định việc điều chỉnh tăng giá định là đúng quy trình và không có bất thường

Trong quá trình kiểm tra, báo cáo của Bộ Công Thương cho biết, các tổng công ty điện lực và công ty điện lực đã thực hiện chốt chỉ số công tơ, phát hành hoá đơn tiền điện đúng quy định. Đồng thời các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cũng đã chủ động nghiên cứu thay thế, sử dụng đèn tiết kiệm điện, thay thế các thiết bị tiêu hao nhiều điện…

Thực tế cho thấy, hóa đơn tiền điện của nhiều khách hàng sinh hoạt trong tháng 4/2019 tăng là do 3 nguyên nhân: Sản lượng điện tiêu thụ của khách hàng tăng do thời tiết nắng nóng, nhiệt độ tăng cao; tác động của việc điều chỉnh tăng giá điện 8,36%; kỳ ghi chỉ số công tơ của tháng 4 là 31 ngày, dài hơn 3 ngày so với kỳ ghi chỉ số công tơ của tháng 3/2019.

Thống kê của EVN từ số liệu phần mềm quản lý chăm sóc khách hàng, từ 20/3 đến 4/5, toàn Tập đoàn đã tiếp nhận và giải quyết hơn 71.500 yêu cầu của khách hàng liên quan đến hóa đơn tiền điện; trong đó có hơn 14.500 kiến nghị thắc mắc về chỉ số công tơ, hóa đơn tiền điện. Kiểm tra cho thấy, các thắc mắc đã được trả lời 100%, các khách hàng đều hài lòng, đồng ý với kết quả.

Số liệu thống kê tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cho thấy, mặc dù sản lượng điện và số lượng khách hàng sử dụng điện ở bậc thang cao (trên 200 kWh/tháng) cao hơn bình quân cả nước và hoá đơn tiền điện cao hơn nhưng số lượng kiến nghị ít hơn nhiều so với các khách hàng ở các tỉnh, TP còn lại (Trong số hơn 14.500 kiến nghị, Hà Nội là hơn 66, TP Hồ Chí Minh là 714).

Theo đại diện Bộ Công Thương, thời gian tới Bộ sẽ tiếp tục theo dõi, đôn đốc kiểm tra Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các Tổng công ty Điện lực thực hiện Quyết định số 648/QĐ-BCT; chỉ đạo Tập đoàn Điện lực nghiên cứu thay đổi thiết kế của hoá đơn tiền điện cho khách hàng sinh hoạt để dễ theo dõi kiểm tra, đặc biệt trong tháng có thay đổi giá điện phải áp dụng phương pháp nội suy.

Bên cạnh đó, triển khai thay thế công tơ cơ bằng công tơ điện tử cho khách hàng sinh hoạt theo kế hoạch đã được Bộ Công Thương phê duyệt tại Quyết định số 4602/QĐ-BCT về đề án tổng thể phát triển lưới điện thông minh tại Việt Nam.

Ngoài ra, Bộ cũng kiến nghị Chính phủ giao Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tăng cường kiểm tra, giám sát các chỉ tiêu tài chính của EVN, thông tin đầy đủ đến các cơ quan báo chí về các chỉ tiêu tài chính, quản lý dòng tiên của EVN theo đúng quy định; khẩn trương tái cơ cấu EVN theo Quyết định số 168/QĐ-TTg, đặc biệt là việc chuyển đổi Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (bao gồm cả chức năng vận hành hệ thống điện và vân hành thị trường điện) thành đơn vị hạch toán độc lâp thuộc EVN.

Trước đó, giá bán lẻ điện bình quân đã tăng 8,36%, lên 1.864,44 đồng/kWh từ ngày 20/3/2019. Cùng với nhiều yếu tố khách quan khác đã khiến hoá đơn tiền điện của nhiều hộ gia đình tăng cao, tạo ra nhiều ý kiến trong dư luận.

Đỗ Đạt

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này