Nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo

17:48 | 03/05/2019
(LĐTĐ) Vừa qua, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội xây dựng và triển khai Kế hoạch liên tịch số 08/KHLT-SGDĐT-CĐN về việc nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo, người lao động đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
nang cao nang luc ung xu su pham dao duc nha giao Đảm bảo an ninh, an toàn trường học, phòng chống bạo lực học đường
nang cao nang luc ung xu su pham dao duc nha giao Tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực học đường
nang cao nang luc ung xu su pham dao duc nha giao Lấy động viên, tạo động lực để nâng cao đạo đức nhà giáo

Theo bà Trần Thị Thu Hà – Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội, mục tiêu của kế hoạch nhằm góp phần tạo sự chuyển biến căn bản trong nhận thức và hành động của đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên (CBGV,NV), hướng tới sự chuẩn mực trong ứng xử, không vi phạm các quy chế, quy định của Ngành, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Đồng thời xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; ngăn ngừa, đấu tranh với các hành vi thiếu chuẩn mực đạo đức trong đội ngũ CBGV,NV hoặc các hành vi làm tổn thương đến danh dự, nhân phẩm của đội ngũ CBGV,NV.

nang cao nang luc ung xu su pham dao duc nha giao
Xét duyệt giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 2 năm học 2017 - 2018.

Kế hoạch đã đặt ra 3 nhiệm vụ trọng tâm đi cùng với các giải pháp cụ thể, gồm: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mỗi CBGV,NV trong việc tiếp cận các văn bản pháp luật của nhà nước, các quy định của ngành và các chuẩn mực hành vi ứng xử trong môi trường giáo dục; hỗ trợ CBGV,NV có kỹ năng ứng xử sư phạm, nâng cao đạo đức nghề nghiệp; phát hiện, tôn vinh và biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân điển hình về xây dựng môi trường sư phạm, những tấm gương nhà giáo tận tụy, mẫu mực, có thành tích trong giảng dạy, nghiên cứu, học tập và sáng tạo để lan tỏa trong toàn ngành, tác động tích cực tới cộng đồng xã hội.

Đặc biệt, một trong những nhiệm vụ cấp thiết của kế hoạch là trong tháng 5/2019, toàn bộ các trường học trên địa bàn TP Hà Nội phải tổ chức quán triệt lại đối với CBGV,NV về các quy định của Nhà nước, của Ngành về đạo đức nhà giáo và xây dựng trường học thân thiện, an toàn.

Ngoài ra, các nhà trường cần thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên đề về đạo đức nhà giáo; tiếp tục triển khai có hiệu quả các cuộc vận động: “Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”, “Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm”, “Nhà giáo Hà Nội giúp đỡ học sinh khó khăn”, “Xây dựng nhà trường văn hóa - Nhà giáo mẫu mực - Học sinh thanh lịch” và giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo". Trong đó có đổi mới nội hàm và đưa ra các nội dung, tiêu chí cụ thể cho giáo viên và nhà trường thực hiện phù hợp với điều kiện hiện nay.

Bên cạnh đó, xây dựng và phát hành tài liệu điện tử “Nhà giáo và nhà trường” với nội dung tóm tắt các quy định hiện hành về đạo đức nhà giáo, các thông điệp nhà giáo nên làm và hành vi nhà giáo không được làm… bằng cá hình thức tích hợp, sinh động; tổ chức các buổi đối thoại, giải đáp, chia sẻ những kinh nghiệm về kỹ năng ứng xử sư phạm với CBGV,NV; xây dựng cẩm nang “Xử lý tình huống sư phạm trong nhà trường” trên cơ sở tổng hợp những tình huống thực tiễn và ý kiến tư vấn của chuyên gia...

Theo kế hoạch, mỗi Phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố phải đăng ký một mô hình điểm ở mỗi cấp học về xây dựng “Trường học hạnh phúc”, trong đó lấy tiêu chí trường học không có hiện tượng vi phạm đạo đức nhà giáo là tiêu chí chính, trên cơ sở đó nhân rộng ra các trường học khác.

P.T

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này