Phải ngăn đường đi của công nghệ cũ

17:18 | 25/04/2019
(LĐTĐ) Chậm chuyển giao công nghệ nguồn, công nghệ hiện đại là một trong những lý do được các chuyên gia kinh tế chỉ ra làm chậm quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Và nay khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (cách mạng công nghiệp 4.0) đang hiện hữu thì một trong những vấn đề có tính sống còn là phải chặn, ngăn cho được các công nghệ cũ tuồn vào Việt Nam.
phai ngan duong di cua cong nghe cu Cảnh giác với tội phạm sử dụng công nghệ cao để cướp tài sản
phai ngan duong di cua cong nghe cu Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông minh trong hoạt động sản xuất

Từ câu chuyện của một doanh nhân

Cách đây gần 1 năm, doanh nhân Đinh Hồng Kỳ đã đăng công khai trên báo bài viết rất thú vị về cái gọi là công nghệ thời 4.0. Ông kể, quay lại Trung Quốc vào khoảng tháng 6/2018, tới thăm các doanh nghiệp sản xuất ngành vật liệu xây dựng ở Quảng Đông và ngỡ ngàng khi thấy một khung cảnh khác. Những ứng dụng công nghệ mới nhất được Chính phủ và doanh nghiệp Trung Quốc áp dụng nhanh chóng không chỉ trong đời sống mà ở cả nơi sản xuất kinh doanh. Trong các nhà máy sản xuất vật liệu ốp lát ở Phật Sơn, việc áp dụng robot, trí tuệ nhân tạo AI không còn hiếm.

Điều đáng nói, vài năm trước, nơi này là cảnh công nhân chìm trong đám bụi mù mịt. Các thay đổi về bộ mặt công nghệ, môi trường, tuân thủ sở hữu trí tuệ đang dần trở nên bình thường với người Trung Quốc. "Hơi nóng" đổi thay mạnh mẽ của doanh nghiệp Trung Quốc dưới áp lực quốc tế, trong đó có Mỹ, khi phương Tây muốn chính phủ Trung Quốc và các doanh nghiệp nước này phải công bằng hơn trong cuộc chơi toàn cầu bằng việc tuân thủ các các hàng rào kỹ thuật.

phai ngan duong di cua cong nghe cu
Ngăn chặn các công nghệ cũ là vấn đề cấp bách (ảnh mang tính minh họa)

“Không ít doanh nghiệp Trung Quốc đang đẩy rất nhanh tốc độ thay thế và thải loại công nghệ cũ vì tác động của cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ. Nâng cấp, thải loại công nghệ không phải chuyện gì mới mẻ với các ngành sản xuất và Trung Quốc vẫn làm bao năm qua. Nhưng nay, vì phải lựa chọn giữa đổi thay để tồn tại hay đóng cửa, họ đồng loạt tạo nên một làn sóng cải tổ. Sự thải loại công nghệ cũ vì thế đang diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ ở công xưởng của thế giới”- doanh nhân Kỳ cho hay…

Và khi bước ra khỏi nhà mày, doanh nhân này băn khoăn: Khi người Trung Quốc đã gia nhập cuộc chơi toàn cầu thì các công nghệ cũ, lạc hậu hay những sản phẩm kém chất lượng mà mới khoảng 2 đến 3 năm trước họ còn dùng nhan nhản nay chuyển đi đâu? Tôi liên tưởng đến một hiện tượng. Trong khoảng 2 năm gần đây, giá thuê đất trong các khu công nghiệp tại TP HCM và các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu tăng lên chóng mặt. Một lượng cầu không nhỏ đến từ các doanh nghiệp Trung Quốc đại lục. Họ sẵn sàng trả giá rất cao cho các vị trí sản xuất công nghiệp thuận lợi. Tất nhiên máy móc, thiết bị và thậm chí con người được đưa từ nước họ sang.

Nói một cách ngắn gọn, khoảng hơn 1 thập kỷ lại đây, các doanh nghiệp Trung Quốc đã trải qua 2 lần thay đổi công nghê. Nếu hơn 10 năm trước các công nghệ của họ đều khá lạc hậu thì do sức ép thị trường đa số doanh nghiệp đã thay đổi công nghệ theo hướng hiện đại rất nhanh. Song để thích nghi với các cam kết thương mại họ lại đổi mới công nghệ theo hướng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo.

Tuy nhiên, những máy móc thuộc thế hệ thứ 2 tất nhiên các doanh nghiệp cũng biết cách “dịch chuyển” đi nơi khác. Theo các chuyên gia kinh tế và doanh nhân sành thị trường quốc tế, không chỉ các doanh nghiệp Trung Quốc mà hầu hết các doanh nghiệp của những nước phát triển và đang phát triển họ cũng thích nghi với cách mạng 4.0 rất nhanh. Thay đổi công nghệ liên tục trong sản xuất để tạo ra những sản phẩm cạnh tranh. Nhưng mấu chốt họ vẫn tìm những “thị trường” để “tiêu thụ” những không nghệ đã qua sử dụng… Chính vì thế, những quốc gia nào, doanh nghiệp nào nếu không có chính sách kịp thời, hoặc không tỉnh táo sẽ trở thành “mảnh đất” để chuyển giao công nghệ cũ…

"Siết" việc nhập khẩu máy móc, thiết bị cũ

Hiểu được tầm quan trọng của việc nâng cao trình độ công nghệ, tránh thở thành mảnh đất cho công nghệ cũ, vừa qua Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ký Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng.

Theo đó, kể từ 15/6/2019, việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng phải tuân thủ quy định của pháp luật về nhập khẩu hàng hóa. Không cho phép nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng trong trường hợp: Các nước xuất khẩu đã công bố loại bỏ do lạc hậu, chất lượng kém, gây ô nhiễm môi trường, không đáp ứng các yêu cầu về an toàn, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. Chỉ cho phép nhập khẩu máy móc, thiết bị dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp tại Việt Nam.

Tuy nhiên, theo quy định, máy móc, thiết bị đã qua sử dụng được phép nhập khẩu khi đáp ứng tiêu chí tuổi thiết bị không vượt quá 10 năm và được sản xuất theo tiêu chuẩn phù hợp với quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về an toàn, thiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường; trường hợp không có QCVN liên quan đến máy móc, thiết bị nhập khẩu, thì máy móc, thiết bị nhập khẩu phải được sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật của tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn quốc gia của một trong các nước G7, Hàn Quốc về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.

Đối với dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng được phép nhập khẩu khi được sản xuất theo tiêu chuẩn, phù hợp với quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về an toàn, tiết kiệm năng lượng, và bảo vệ môi trường; công suất hoặc hiệu suất còn lại phải đạt từ 85% trở lên so với công suất hoặc hiệu suất thiết kế; mức tiêu hao nguyên, vật liệu, năng lượng không vượt quá 15% so với thiết kế; công nghệ của dây chuyền công nghệ không thuộc Danh mục công nghệ cấm chuyển giao, Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao; công nghệ của dây chuyền công nghệ phải đang được sử dụng tại ít nhất 03 cơ sở sản xuất trong các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Bộ Khoa học và Công nghệ công bố trên Cổng thông tin điện tử Bộ Khoa học và Công nghệ danh mục máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng mà các nước đã công bố loại bỏ lạc hậu, chất lượng kém, gây ô nhiễm môi trường.

Theo đó, kể từ 15/6/2019, việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng phải tuân thủ quy định của pháp luật về nhập khẩu hàng hóa. Không cho phép nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng trong trường hợp: Các nước xuất khẩu đã công bố loại bỏ do lạc hậu, chất lượng kém, gây ô nhiễm môi trường, không đáp ứng các yêu cầu về an toàn, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

Chỉ cho phép nhập khẩu máy móc, thiết bị dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp tại Việt Nam.Tuy nhiên, theo quy định, máy móc, thiết bị đã qua sử dụng được phép nhập khẩu khi đáp ứng tiêu chí tuổi thiết bị không vượt quá 10 năm và được sản xuất theo tiêu chuẩn phù hợp với quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về an toàn, thiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường; trường hợp không có QCVN liên quan đến máy móc, thiết bị nhập khẩu, thì máy móc, thiết bị nhập khẩu phải được sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật của tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn quốc gia của một trong các nước G7, Hàn Quốc về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.

H.Phạm

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này