Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Nên có cơ chế liên thông đánh giá công chức, viên chức

23:29 | 19/04/2019
(LĐTĐ) Như tin đã đưa một trong những vấn đề được các đại biểu quan tâm nhất tại phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) là Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức. Trong đó, nội dung về đánh giá cán bộ chông chức, viên chức tiếp tục được các đại biểu quan tâm.
nen co co che lien thong danh gia cong chuc vien chuc Đề xuất ban hành nghị quyết, nếu chưa trình sửa đổi Luật Đất đai
nen co co che lien thong danh gia cong chuc vien chuc Phân công tham dự phiên họp thứ 33 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
nen co co che lien thong danh gia cong chuc vien chuc Đánh giá viên chức dựa trên khối lượng công việc thực hiện

Tại phiên họp, theo đánh giá của các đại biểu, quy định đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức như dự thảo Luật là chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Cụ thể, việc phân loại, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức phải góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, làm cơ sở cho việc bổ nhiệm, quy hoạch, điều động, đào tạo, bồi dưỡng, loại bỏ những người không đáp ứng được yêu cầu của vị trí việc làm.

nen co co che lien thong danh gia cong chuc vien chuc
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: QH

Dẫn chứng về vấn đề này, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho hay: “Thực tế mỗi lần đánh giá cán bộ, công chức, viên chức là chúng tôi rất vất vả”. Trong khi đó, theo ông Phúc bất cập đầu tiên là, dự thảo Luật không quy định về việc ai đánh giá cán bộ công chức, viên chức nên sự vận dụng cũng khác nhau, không thống nhất, có nơi là tập thể đánh giá, có nơi chỉ có thủ trưởng đơn vị đánh giá.

“Vì vậy để công tác đánh giá năng lực cán bộ, công chức, viên chức đạt hiệu quả, đề nghị phải thống nhất và có phương pháp thế nào, công khai thế nào, phương pháp đánh giá ra sao cũng phải có quy định để luật hóa. Đấy là chính quyền đánh giá, còn Đảng đánh giá nữa. Tôi năm nào cũng phải báo cáo đánh giá 4 lần nên chúng ta cũng phải làm sao liên thông đánh giá, chứ không mỗi năm 4 lần kiểm điểm, đánh giá, rất mất thời gian vào việc đánh giá này”- ông Nguyễn Hạnh Phúc gợi mở.

Bất cập thứ hai trong dự thảo Luật là quy định phân chia cán bộ công chức thành 4 loại: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ, không hoàn thành nhiệm vụ. Về vấn đề này các đại biểu cho rằng, thực tế vừa qua, khi đánh giá cán bộ, công chức có tình trạng nể nhau, đánh giá cảm tính nên kết quả không chính xác.

Đây cũng là lý do khiến cho việc dù chúng ta đã có quy định cứ 2 năm cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ là cho thôi việc nhưng trên thực tế vừa qua chưa làm được. Nếu dự thảo Luật vẫn đánh giá cán bộ công chức thành 4 loại như hiện nay thì việc đánh giá dựa trên cơ sở nào, căn cứ vào đâu? Điều này, các đại biểu đề nghị Ban soạn thảo phải tiếp tục làm rõ. Định lượng hay định tính là phải rõ ràng. Luật phải cụ thể.

Cùng chung quan điểm này, Trưởng ban Dân nguyện- Nguyễn Thanh Hải kiến nghị để không cào bằng trong chế độ, chính sách, để cán bộ giỏi, dành hết tâm sức cho công việc phải được hưởng chế độ chính sách khác so với một bộ phận “sáng cắp ô đi tối cắp về” thì rõ ràng, việc đánh giá cán bộ, công chức, viên chức phải tiếp tục có những đổi mới thực chất hơn nữa.

Đồng thời, việc đánh giá cần được dựa trên kết quả, mức độ hoàn thành công việc và tính đến sự gắn kết, liên thông giữa kết quả đánh giá với công tác thi đua, khen thưởng cán bộ, công chức, viên chức; đồng thời, việc đánh giá công chức, viên chức phải được thực hiện thường xuyên theo đúng yêu cầu của Nghị quyết Trung ương.

H.P-T.H

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này