Nhiều nét mới trong lễ hội Bình Đà năm 2019

21:47 | 05/04/2019
(LĐTĐ) Lễ hội Bình Đà (xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, Hà Nội) là lễ hội truyền thống hàng năm diễn ra từ ngày 24/2 - 6/3 âm lịch. Đây là lễ hội đầu tiên trên địa bàn Thành phố được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.  
nhieu net moi trong le hoi binh da nam 2019 Khai mạc Lễ hội Singapore 2019 lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội
nhieu net moi trong le hoi binh da nam 2019 Hơn 1 triệu lượt khách về trẩy hội chùa Hương
nhieu net moi trong le hoi binh da nam 2019 Độc đáo lễ hội rước kiệu ở Mỹ Đức, 3 năm mở hội một lần

Theo các cụ cao niên trong làng, Đền Nội của làng Bình Đà gắn liền với truyền thuyết mẹ Âu Cơ sinh 100 trứng, nở ra 100 người con, 50 người con theo mẹ lên núi, 50 người con xuống biển cùng cha.

Đất Bình Đà bây giờ, chính là nơi Lạc Long Quân lệnh cho các con dừng chân xây dựng cơ nghiệp. Khi Quốc tổ về trời, cảm thương và tỏ lòng tri ân với người có công khai phá vùng đất này, vua quan cùng dân chúng quanh vùng tổ chức tang lễ linh đình, táng Ngài ở gò đất cao nhất vùng (nay gọi là đất Tam Thai, Ba Gò), lập ngôi đền Nội để dân trong vùng quanh năm hương khói phụng thờ Đức Quốc tổ Lạc Long Quân.

nhieu net moi trong le hoi binh da nam 2019
Ngay từ 13 giờ chiều ngày 1/3 (âm lịch), nhân dân các thôn dâng lễ vào Đền Nội

Do đó, hàng năm, địa điểm tổ chức lễ hội Bình Đà tập trung tại khu vực Đền Nội và Đền Ngoại, nơi thờ Linh Lang Đại vương. Lễ hội là một trong những hoạt động văn hóa, tín ngưỡng tiêu biểu của nhân dân địa phương nhằm tưởng nhớ công lao của bậc tiền nhân đã có công lao với đất nước, dân tộc.

Với các biểu tượng được dựng lại thông qua thực hành trong diễn trình lễ hội, hàng loạt các lớp lang văn hóa, từ nền văn hóa lúa nước đến những dấu vết của tín ngưỡng văn hóa cổ xưa với những nghi lễ, phong tục, tập quán... đã góp phần gìn giữ được bản sắc văn hóa của cư dân nông nghiệp qua nhiều nghìn năm.

nhieu net moi trong le hoi binh da nam 2019

Sau đó, đúng 14 giờ chiều ngày 1/3 (âm lịch) đoàn rước đền thờ Quốc tổ Lạc Long Quân đi đón mã

Trong lễ hội nơi đây có nhiều những nghi lễ đặc sắc, thần bí và hấp dẫn, tiêu biểu nhất phải nhắc tới nghi lễ thả bánh Thánh xuống Giếng Ngọc được lưu truyền từ ngàn đời nay.

Các cụ cao niên trong làng cho biết, khi thả bánh Thánh xong mới kết thúc lễ hội. Theo đó 10 giờ sáng ngày 6/3 (âm lịch) sẽ thực hiện nghi thức thả bánh tại Giếng Ngọc. Bánh được để trong đài đậy kín, đài đựng bánh được đặt lên kiệu, có lọng tàn, quạt hầu, hai bên, trống khẩu đi theo đám rước giữ nhịp và quỳ thăng bằng, tất cả dân làng không ai được nhìn thấy bánh, khi thả ông tế chủ của làng năm đó sẽ thả bánh.

nhieu net moi trong le hoi binh da nam 2019

Đông đảo nhân dân trong vùng và khách thập phương tham gia cùng đoàn rước đi đón mã

Đặc biệt, từ xa xưa công việc làm bánh Thánh phục vụ lễ hội chỉ được giao cho dòng họ Nguyễn Văn bởi lẽ từ xưa đây là dòng họ có trình độ hiểu biết, có chức sắc và được sự tín nhiệm của dân làng từ ngàn đời trước, được phân công làm bánh dâng Lễ, cứ thế công việc này được truyền tiếp cho những người con trưởng trong gia đình dòng họ.

Với những giá trị đó, lễ hội Bình Đà năm 2019 được nâng lên thành lễ hội cấp huyện, được tổ chức với nhiều điểm đổi mới. Để đảm bảo lễ hội diễn ra trang trọng, bài bản, UBND huyện Thanh Oai đã thành lập Ban tổ chức lễ hội và 5 tiểu ban giúp Ban tổ chức trong công tác quản lý và tổ chức lễ hội.

nhieu net moi trong le hoi binh da nam 2019
Với những giá trị lịch sử, giá trị văn hóa - tín ngưỡng, lễ hội Bình Đà được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Theo đó, lễ hội năm nay có quy mô tổ chức lớn hơn các năm, Ban tổ chức đã bố trí bãi đỗ xe của đại biểu và du khách ở một số địa điểm thích hợp, lực lượng phục vụ lễ hội, đón tiếp được bố trí đầy đủ, bài bản.

Ngoài phần lễ, phần hội gồm có các trò chơi dân gian, thi làm bánh trôi, bánh chay; dàn dựng màn trình diễn về truyền thuyết Âu cơ, Lạc Long Quân quy mô lớn...

Hoa Nguyễn

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này