70 năm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng - Tất cả để chiến thắng

08:21 | 16/03/2019
(LĐTĐ) Ngày 15/3, trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2019 đã diễn ra Lễ khai mạc Triển lãm ảnh Kỷ niệm 70 năm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng và 20 năm Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí.
70 nam truong day lam bao huynh thuc khang tat ca de chien thang Hội Báo toàn quốc 2019 sẽ diễn ra từ ngày 15-17/3
70 nam truong day lam bao huynh thuc khang tat ca de chien thang Nhà báo nữ - ngoài niềm đam mê là nỗ lực làm việc gấp đôi, gấp ba
70 nam truong day lam bao huynh thuc khang tat ca de chien thang Giao lưu báo chí về những vấn đề thu hút quan tâm của xã hội
70 nam truong day lam bao huynh thuc khang tat ca de chien thang Tiếp nhận hiện vật và tri ân các nhà báo tuổi 90

Cơ sở đào tạo báo chí đầu tiên

70 năm trước, theo chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vào những ngày đầu tháng 4 năm 1949, tại xóm Bờ Rạ, xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đã mọc lên một ngôi trường tranh tre nứa lá mang tên "Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng".

70 nam truong day lam bao huynh thuc khang tat ca de chien thang
Ông Nguyễn Thế Kỷ - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam và ông Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam tặng hoa cho thân nhân các giảng viên Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng.

Đó chính là cơ sở đào tạo báo chí đầu tiên ra đời trong khói súng và là một dấu son trong lịch sử báo chí cách mạng nước ta. Giám đốc bấy giờ là nhà báo Đỗ Đức Dục, Phó Giám đốc là nhà báo Xuân Thuỷ cùng các uỷ viên là các nhà báo Như Phong, Đồ Phồn, Tú Mỡ.

Một đội ngũ giảng viên hùng hậu đã tham gia công tác đào tạo, bao gồm những nhà báo kiêm chính trị gia nổi tiếng như: Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Quốc Việt, Lê Quang Đạo, Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Nam Cao...

Rất quan tâm đến Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hai lần viết thư động viên, dạy bảo, hướng dẫn một cách tỉ mỉ nghiệp vụ làm báo cách mạng cho các học viên. Trong bức thư đề ngày 9/6/1949 của Người có đoạn viết:"...Lớp học này là lớp học viết báo đầu tiên, tôi mong các chú và các cô, thi đua nhau học và hành cho xứng đáng là những người tiên phong trên mặt trận báo chí. Báo chí cũng phải thực hiện khẩu hiệu "Tất cả để chiến thắng".

70 nam truong day lam bao huynh thuc khang tat ca de chien thang
Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng (ảnh tư liệu)

Buổi Triển lãm nhằm kỷ niệm 70 năm ra đời Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng để ghi nhớ một sự kiện lịch sử gắn liền với những chặng đường làm báo vinh quang dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người thầy đầu tiên của báo chí cách mạng, vị lãnh tụ xuất sắc của dân tộc ta.

70 nam truong day lam bao huynh thuc khang tat ca de chien thang
Hiện vật trưng bày trong Triển lãm.

Qua đó, tôn vinh những đóng góp sáng tạo và hiệu quả trong công tác đào tạo cán cán bộ báo chí cách mạng của đội ngũ những người thầy, những học viên của Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng 70 năm trước và cũng nhằm giới thiệu với các thế hệ nhà báo và công chúng báo chí hôm nay về một lớp nhà báo tiên phong trên mặt trận báo chí đã từng dành cả đời mình vì mục tiêu “Tất cả để chiến thắng” suốt những năm chống Pháp, chống Mỹ, những năm chiến tranh biên giới, những năm hòa bình gian khổ và anh dũng.

Nối tiếp truyền thống

Phát biểu tại Triển lãm, bà Trần Kim Hoa - Giám đốc Bảo tàng Báo chí Việt Nam nhấn mạnh, với tinh thần làm sáng tỏ lịch sử, tôn vinh những giá trị chân chính, được sự chỉ đạo của Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, trong nhiều năm qua, cán bộ Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã dày công sưu tầm tư liệu, hiện vật, gặp gỡ và hỏi chuyện các nhân chứng, thực hiện nhiều chuyến về nguồn để có được một số tư liệu, hiện vật, trong đó có nhiều tư liệu, hiện vật lần đầu tiên được biết đến và lần đầu tiên công bố tại Triển lãm này. Hy vọng Triển lãm sẽ mang đến nhiều thông điệp có ý nghĩa đối với người xem; đặc biệt với các thế hệ làm báo, về truyền thống và sức sống của báo chí cách mạng, một nền báo chí ra đời trong kháng chiến, từ nhân dân, vì nhân dân và dân tộc mà phát triển mà vẻ vang.

Mặc dù chỉ tồn tại trong 3 tháng nhưng Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng đã để lại một dấu son không thể phai mờ và là niềm tự hào của các thế hệ làm báo suốt nhiều thập kỷ qua. Nối tiếp truyền thống đó, 20 năm qua, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí của Hội Nhà báo Việt Nam cũng đã từng bước hoàn thành nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng vẻ vang được giao. Đó cũng là lý do, là niềm vui và là niềm tự hào mà bên cạnh những tư liệu, hình ảnh, hiện vật của Trường dạy làm báo xưa, Triển lãm còn có những hình ảnh, tư liệu rất mới mẻ, sống động về công việc bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí cho các nhà báo, hội viên trên toàn quốc trong thời gian qua của Trung tâm Bồi dưỡng Nghiệp vụ báo chí hôm nay.

Từ năm 1949 khi cuộc kháng chiến giành lại độc lập tự do của dân tộc đang diễn ra ác liệt, trong điều kiện vật chất khó khăn, thiếu thốn đủ mọi bề của Nhà nước dân chủ nhân dân mới thành lập, Đảng và Chính phủ vẫn quyết tâm mở lớp dạy viết báo Huỳnh Thúc Kháng để đào tạo, gây dựng đội ngũ cán bộ báo chí cách mạng Việt Nam. Lớp học được tổ chức ở khu rừng Bờ Rạ thuộc xã Tân Thái - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên. Khóa học đầu tiên khai giảng ngày 4/4/1949 gồm hơn 40 học viên đến từ các báo trung ương, quân đội, các ngành, đoàn thể liên khu, ngành thông tin... Lớp báo chí Huỳnh Thúc Kháng đã có nhiều đóng góp cho nền báo chí cách mạng và cuộc kháng chiến giành lại độc lập, hòa bình cho dân tộc Việt Nam.

Sự kiện Triển lãm “70 năm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng” được kỳ vọng sẽ tạo nên một dấu ấn đặc sắc, ý nghĩa về nghề dành tặng những nhà báo của ngôi trường đặc biệt này nói riêng (hiện tại chỉ có 4 nhà báo còn sống) và những người làm báo Việt Nam nói chung.

P.B

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này