Tràn lan game tiêu cực, phản cảm trên mạng xã hội: Nguy hiểm như... thuốc độc

11:49 | 05/03/2019
(LĐTĐ) Núp bóng dưới những bộ phim hoạt hình nổi tiếng hiện nay hàng ngàn các video, trò chơi có nội dung tiêu cực, phản cảm xuất hiện trên các trang giải trí dành cho trẻ em như Youtube Kid đang khiến cho nhiều bậc phụ huynh hoang mang, lo sợ.
tran lan game tieu cuc phan cam tren mang xa hoi nguy hiem nhu thuoc doc Cần cảnh giác với trào lưu "thử thách cùng Momo"
tran lan game tieu cuc phan cam tren mang xa hoi nguy hiem nhu thuoc doc Khách hàng phẫn nộ sau vụ lắc heo vàng trúng 5 tỷ đồng cuả MoMo
tran lan game tieu cuc phan cam tren mang xa hoi nguy hiem nhu thuoc doc Làm thế nào để trẻ thoát khỏi vòng xoáy thử thách tự sát kinh dị Momo?

“Hoảng hồn” với game dạy tự sát

Sau trào lưu gây ám ảnh “Thử thách Cá voi xanh”, gần đây cộng đồng mạng lại hoang mang với một trò chơi mới nổi với hình thức tương tự - xúi giục người tham gia những hành động nguy hiểm có tên “Trò chơi tự sát”- Momo challenger.

tran lan game tieu cuc phan cam tren mang xa hoi nguy hiem nhu thuoc doc
Trò chơi tự sát MoMo challenger xuất hiện trên kênh YouTube Kid , kênh giải trí giành cho trẻ em

Thử thách Momo, được cho là khởi phát từ Anh, từ hồi tháng 8 năm ngoái, ban đầu xuất hiện qua các ứng dụng như Messenger, Whatapps và nhiều mạng xã hội khác. Nhân vật chính của Thử thách Momo, “quái vật” đầu người mình gà, sẽ buộc người chơi phải làm theo những hành động gây hại cho bản thân, thậm chí tự tử.

Thời gian gần đây, cụ thể là từ đầu tháng 1/2019, trào lưu độc hại này bắt đầu xuất hiện ẩn trong các video hoạt hình nổi tiếng dành cho trẻ em trên YouTube, như Gia đình lợn Peppa Pig. Tới nửa cuối tháng 2/2019, Thử thách Momo cũng đã “xâm nhập”vào Fornite – tựa Game chiến đấu sinh tồn nổi tiếng, đang rất được ưa chuộng.

tran lan game tieu cuc phan cam tren mang xa hoi nguy hiem nhu thuoc doc
MoMo challenger tiếp tục xuất hiện trên facebook trang mạng xã hội lớn nhất hiện nay

Theo tìm hiểu, tham gia trò chơi Momo challenger, những đứa trẻ bị thử thách sẽ nhận được tin nhắn bởi Thử thách Momo, qua các ứng dụng như Messenger, các trò chơi trực tuyến, hình ảnh hiện ẩn trong ác video phim hoạt hình... Tiếp đó đứa trẻ sẽ bị bủa vây bởi những hình ảnh kinh dị và những hướng dẫn bạo lực để tự làm tổn thương bản thân.

Thử thách Momo sau đó nâng dần cấp độ bạo lực, như “ép” đứa trẻ phải giết người và giết… chính mình bằng dao hoặc súng, kèm theo những lời đe dọa khủng khiếp nếu đối tượng từ chối làm theo mệnh lệnh. Một trong những lời đe dọa này bao gồm đứa bé sẽ bị giết chết trong giấc ngủ của và toàn bộ gia đình của bé sẽ bị làm hại.

Điều đáng quan ngại ở đây là, không chỉ xuất hiện trên Youtube, mà trò chơi này cũng đã xuất hiện ở trên facebook, trang mạng xã hội lớn nhất thế giới hiện nay.

Chỉ cần gõ từ khóa MoMo challenger trên thanh tìm kiếm của Facebook, hàng loạt kết quả về trò chơi này sẽ hiện ra. Điểm chung của những kết quả ấy đều là hình ảnh về Momo, con quái vật đầu người mình gà đang reo rắc nỗi sợ hãi những ngày qua tại rất nhiều quốc gia trên thế giới.

Đang sợ hơn, nhiều trang fanpage của trò chơi này quy tụ khá nhiều thành viên đặc biệt là các bạn trẻ ở độ tuổi vị thành niên. Họ đều tỏ ra rất hào hứng với trò chơi và thậm chí nhiều người còn liên tục kêu gọi MoMo gửi thứ thách cho mình. Điển hình, một facebooker có tên Allan Rey đã bình luận xin các thành viên khác link game tự sát của Momo.

Ngoài ra, có khá nhiều tài khoản, chính người dùng tự đăng tải ảnh của chính mình bắt chước theo hình dáng khuôn mặt của nhân vật Momo. Điều đó cho thấy, trào lưu Momo đang phát triển nhanh chóng. Và dường như, nhiều người dùng mạng xã hội không hề biết đến những tác hại đáng sợ của Momo nên đã vô tình chạy theo trào lưu nguy hiểm này.

Cần có sự phối hợp chặt chẽ từ phụ huynh

Được biết, các clip tiêu cực, phảm cảm trên YouTube hiện nay thường trá hình dựa trên một số tài khoản bắt chước theo hình ảnh các nhân vật hoạt hình của Peppa Pig nên tạo sự tò mò để trẻ em lầm tưởng mỗi khi lựa chọn xem. Khi các bé kích chuột xem, nội dung của video đó dần chuyển sang một hướng khác chứa những hình ảnh phản cảm như nha sĩ cầm chiếc ống tiêm lớn xuất hiện, răng của Peppa bị kẹp và kéo ra, tiếng la hét đau đớn, sợ hãi vang lên. Điều này không chỉ khiến cho bé hoảng sợ mà còn có thể gây ám ảnh lâu dài.

Từ chứng kiến cảnh các con túm tụm lại xem một chương trình hoạt hình đầy bạo lực, chị Trần Thị Hương (Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy) vẫn chưa hết kinh hoàng: “Thông thường vào mỗi Chủ nhật, tôi sẽ dành thời gian làm vài món ăn vặt ưa thích cho con mình và để chúng được tự do làm những việc mình thích.

Có lần đang bê một ít khoai tây chiên lên cho lũ trẻ thì tôi nhìn thấy chúng đang xem một bộ phim hoạt hình với các nhân vật tiếng như Peppa Pig, Elsa hoặc Spider-Man nhưng lại chứa những pha cảnh đầy máu me, chết chóc và bạo lực khiến tôi vô cùng sốc. Bởi vì đây đều là những nhân vật không chỉ được các con tôi mà còn nhiều trẻ em khác hâm mộ và thường xuyên học theo”.

Giống như chị Hương, Chị Nguyễn Thị Hải Yến (Đỗ Đức Dục, Cầu Giấy) sau khi biết tới trò chơi “thử thách cùng MoMo” đã không còn dám cho còn tùy tiện cầm điện thoại lên mạng chơi, hay tự ý xem các chương trình giải trí mà chưa hỏi ý kiến bố mẹ: "Sau khi nghe mọi người nói nhiều về trò chơi nguy hiểm này tôi có vào xem thử. Đến người lớn như tôi còn phải thấy giật mình khiếp sợ huống hồ mấy đứa trẻ con. Trước đây, do bận nên thường đưa điện thoại cho lũ trẻ, muốn chơi gì thì chơi. Sau vụ đấy tôi cấm, không cho tự ý xem facebook hay Youtobe nữa. Muốn xem phải xin phép và chỉ được xem những chương trình lành mạnh" – Chị Yến chia sẻ

Với những ứng dụng tìm kiếm thông minh, chỉ cần gõ một từ khóa trên Google hay YouTube thì lập tức trên mạng xã hội sẽ tự động đề xuất cho người xem một loạt clip tương tự, kể cả những trò chơi tiêu cực, phản cảm. Riêng đối với các trang dành cho trẻ em các trò chơi, video này thông thường sẽ là bài hát, nhân vật hoạt hình như bình thường, rồi sau đấy là những hành động bạo lực mà background vẫn là nhạc hoạt hình nên cha mẹ nếu không ngồi xem cùng con mà chỉ nghe tiếng sẽ không đoán biết được. Với hình thức và thủ đoạn tinh vi như vậy, ngay cả trang Youtube hay Google cũng không thể kiểm soát được các trò chơi, video tiêu cực, dạy các bé tự tử.

Trong môi trường công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, đặc biệt khi mà lượng người dùng trẻ ở lứa tuổi vị thành niên đang chiếm số lượng lớn thì mối lo về những hệ lụy xấu là điều có thể nhìn thấy trước. Bởi vì, trẻ vị thành niên là đối tượng dễ bị tác động, thậm chí bị ám ảnh khi xem các hình ảnh, clip có tính chất bạo lực và ghê rợn.

Trước sự phát triển phức tạp của các loại game tiêu cực, phản cảm trên mạng xã hội, mà đối tượng được nhắm tới là trẻ em, Tiến sỹ tâm lý học Trần Thành Nam cho rằng : “Để ngăn chặn những trò chơi như thế này cần có sự tham gia của rất nhiều bên liên quan, nhất là gia đình và nhà trường – những người gần trẻ em.

Đầu tiên, các bậc phụ huynh cần phải ý thức được rằng hiện nay trên mạng xã hội rất nhiều chương trình có thể gây nguy hiểm và ảnh hưởng tiêu cực tới trẻ em. Từ đó, tìm hiểu xem trẻ có tham gia, bị lôi kéo vào trò chơi nguy hiểm hay không. Các phụ huynh hãy dạy cho trẻ quy tắc ứng xử an toàn ở trên mạng và tìm cách đưa ra cho con lời khuyên, cùng con tìm hiểu, phân tích những mối nguy hiểm có thể xảy ra” - Tiến sĩ Nam chia sẻ.

Ngoài ra, Phụ huynh cũng nên quan tâm tới các sở thích giải trí hằng ngày của trẻ em, tạo cho trẻ tâm lý được bảo vệ và cùng trẻ chơi những trò chơi hay video mà trẻ ưa thích để nắm được nội dung, thông tin.

Bên cạnh đó, các chuyên gia công nghệ đưa ra khuyến cáo tới các bậc phụ huynh cần kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng mạng xã hội cũng như các kênh giải trí trên internet của con trẻ. Mọi thông tin trẻ truy cập trên internet cha mẹ bắt buộc phải nắm biết. Hãy cho trẻ biết không ai có quyền yêu cầu chúng phải làm những điều mà chúng không muốn. Cài đặt và sử dụng các ứng dụng giám sát trẻ em trên smartphone và máy tính để giữ an toàn cho trẻ.

Các chuyên gia cũng nhận định, những rủi ro trên mạng Internet sẽ còn nhiều và diễn biến phức tạp, đòi hỏi trách nhiệm và hành động thực tế của tất cả các bên liên quan bao gồm cả Nhà nước, gia đình, nhà trường, doanh nghiệp và truyền thông để có thể bảo vệ trẻ em an toàn trên môi trường mạng.

Lê Thắm

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này