Nâng tầm du lịch Thủ đô

17:26 | 11/02/2019
(LĐTĐ) Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin và đẩy mạnh nâng cao chất lượng hạ tầng du lịch cũng như tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến hợp tác, năm 2018 ngành Du lịch Thủ đô hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đề ra. Đặc biệt, vượt chỉ tiêu về số lượng khách trước thời hạn 2 năm.
nang tam du lich thu do 86395 Điểm đến hấp dẫn của Du lịch Thủ đô
nang tam du lich thu do 86395 Để Du lịch Thủ đô phát triển xứng tầm
nang tam du lich thu do 86395 Ra mắt trang Hoàn Kiếm 360 độ - kênh quảng bá du lịch Thủ đô

Năm 2018, ngành Du lịch Hà Nội tiếp tục duy trì mức tăng trưởng tốt, quy mô hoạt động ngày càng mở rộng, đóng góp hiệu quả vào kinh tế của Thành phố; tổng số lượng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 26,04 triệu lượt khách, tăng 9,3% so với năm 2017 (khách du lịch quốc tế ước đạt 5,74 triệu lượt khách, tăng 16%; khách du lịch nội địa ước đạt 20,3 triệu lượt khách, tăng 7,5%).

nang tam du lich thu do 86395
Giám đốc Sở Du lịch Trần Đức Hải

Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 75.815 tỷ đồng, tăng 11,7% so với năm 2017. Công suất sử dụng buồng phòng khách sạn bình quân năm 2018 ước đạt 64,86%. Năm 2018, ngành Du lịch về đích sớm trước 2 năm về chỉ tiêu đón 5,7 triệu lượt khách quốc tế theo mục tiêu Nghị quyết số 06 của Thành ủy đề ra.

Thành phố đã triển khai hiệu quả chương trình hợp tác chiến lược với Mạng tin tức truyền hình cáp CNN để tuyên truyền quảng bá hình ảnh lịch sử, văn hóa, con người Hà Nội - Việt Nam trên kênh CNN quốc tế, thu hút được sự quan tâm và đánh giá tích cực từ khán giả, du khách, các cơ quan truyền thông trong nước và quốc tế.

nang tam du lich thu do 86395
Năm 2019 tiếp tục nâng tầm Du lịch Thủ đô để phát huy lợi thế cạnh tranh. Ảnh: V.T

Bên cạnh đó, việc có thêm nhiều sản phẩm dịch vụ du lịch hoàn chỉnh đưa vào phục vụ nhân dân và du khách đã mang lại hiệu ứng tích cực và sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo nhân dân và du khách như: Tổ chức các hoạt động văn hóa - du lịch tại khu vực không gian phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm và phụ cận; khai trương thí điểm không gian biểu diễn nghệ thuật, ẩm thực đường phố quận Tây Hồ, tuyến buýt du lịch 2 tầng “Hà Nội City tour Hop on - Hop off” và “Thăng Long - Hà Nội City Tour”; giới thiệu Không gian bích họa phố Phùng Hưng; Chương trình biểu diễn nghệ thuật thực cảnh “Tinh hoa Bắc Bộ” tại khu du lịch Tuần Châu Hà Nội. Đặc biệt ngày 7/11 vừa qua, Thành phố đã tổ chức lễ tiếp nhận đăng cai giải đua xe Công thức 1 trong 10 năm, bắt đầu tổ chức từ tháng 4/2020 tại khu vực Mỹ Đình, đây là sự kiện thể thao hàng đầu của thế giới, sẽ tạo ra sản phẩm du lịch đặc sắc có sức thu hút khách du lịch quốc tế mạnh mẽ.

Việc tăng cường ứng dụng công nghệ vào các hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố là phù hợp xu thế, sẽ hỗ trợ nâng cao năng lực điều hành, quản lý du lịch; cung cấp môi trường phát triển du lịch ngày càng tiện ích, thuận lợi, kịp thời; giúp quảng bá điểm đến nhanh nhất, nhiều nhất đến các thị trường khách du lịch... góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh của Du lịch Thủ đô trong thời gian tới.

Cùng với định hướng xây dựng thành phố thông minh của Hà Nội, Sở Du lịch và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch đã chủ động trong việc xây dựng và áp dụng các công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý, kinh doanh du lịch. Hầu hết doanh nghiệp du lịch trên địa bàn đã triển khai ứng dụng thương mại điện tử ở nhiều quy mô và mức độ khác nhau.

Tỷ lệ khách du lịch trong nước đặt phòng trực tuyến tại khách sạn và đặt tour du lịch trực tuyến đạt 60%; tỷ lệ khách du lịch quốc tế sử dụng hai dịch vụ này đạt hơn 75%. Tỷ lệ khách sạn, cơ sở mua sắm và ăn uống đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch lắp đặt thiết bị chấp nhận thẻ thanh toán (POS) và cho phép khách thanh toán không dùng tiền mặt khi sử dụng dịch vụ đạt hơn 65%.

Thành phố Hà Nội nằm trong tốp 10 điểm đến có lượng khách du lịch đặt phòng qua website tăng nhanh nhất trong một năm trở lại đây (với tỷ lệ tăng trưởng đạt 261%). Như vậy, du lịch thông minh với nền tảng dữ liệu trực tuyến, kết nối các giải pháp, các tổ chức, các phương thức đã trở lên ngày một hấp dẫn và tiện lợi hơn cho du khách. Kết quả điều tra khách du lịch năm 2017 cho thấy 71,7% khách du lịch quốc tế và 59,5% khách du lịch nội địa nhận biết nguồn thông tin về du lịch Hà Nội qua internet.

Thực hiện sự chỉ đạo của Thành phố, từ năm 2017, Sở Du lịch đã phối hợp với Tập đoàn VNPT (do Viễn thông Hà Nội làm đầu mối) triển khai xây dựng Đề án hệ thống du lịch thông minh thành phố Hà Nội giai đoạn 2018 - 2021. Đến nay, Đề án đã được trình UBND Thành phố xem xét, phê duyệt để triển khai vào thực tế trong thời gian tới.

Các sản phẩm của Đề án bao gồm: Hạ tầng tích hợp dữ liệu du lịch; Bản đồ số du lịch Hà Nội; Cổng thông tin du lịch Hà Nội; Hệ thống Wifi công cộng; Booth tra cứu thông tin; Thiết bị đầu cuối cho mượn tại các khách sạn cao sao….

Việc tăng cường ứng dụng công nghệ vào các hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố là phù hợp xu thế, sẽ hỗ trợ nâng cao năng lực điều hành, quản lý du lịch; cung cấp môi trường phát triển du lịch ngày càng tiện ích, thuận lợi, kịp thời; giúp quảng bá điểm đến nhanh nhất, nhiều nhất đến các thị trường khách du lịch... góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh của Du lịch Thủ đô trong thời gian tới.

Du lịch làng nghề truyền thống là loại hình du lịch văn hóa thế mạnh đặc sắc của Thủ đô Hà Nội cần được tập trung phát triển trong giai đoạn 2018-2020 hướng đến mục tiêu đưa Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Trong năm 2019 và tiếp theo, Sở Du lịch dự kiến triển khai các công việc trọng tâm sau: Một là, phối hợp tham mưu với Thành phố thúc đẩy tiến độ thực hiện quy hoạch và đầu tư hoàn chỉnh dự án đầu tư bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống kết hợp du lịch tại làng gốm sứ Bát Tràng và làng dệt lụa Vạn Phúc thành điểm du lịch đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, phấn đấu hoàn thành vào năm 2020, từ đó nhân rộng mô hình đối với các làng nghề có tiềm năng phát triển du lịch khác trên địa bàn thành phố.

Hai là, xây dựng và tổ chức thực hiện đề án đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống kết hợp du lịch tại làng gốm sứ Bát Tràng, làng dệt lụa Vạn Phúc và các làng nghề thu hút khách du lịch.

Ba là chú trọng công tác quảng bá và xây dựng thương hiệu làng nghề Hà Nội, từ khâu triển khai xây dựng phương án thiết kế logo, biển chỉ dẫn, thiết kế mẫu mã sản phẩm du lịch cho các làng nghề; tổ chức các đoàn FAM khảo sát, xây dựng các tour du lịch làng nghề; thực hiện chuẩn hóa bài thuyết minh về địa danh, làng nghề, sản phẩm làng nghề của địa phương để giới thiệu, quảng bá cho du khách và các doanh nghiệp du lịch.

Bốn là tiếp tục phối hợp với các đơn vị có liên quan, các doanh ngiệp du lịch đầu tư xây dựng và từng bước hoàn thiện các sản phẩm du lịch làng nghề, tập chung xây dựng chuỗi sản phẩm du lịch tại một số làng nghề lớn và tiêu biểu trên địa bàn thành phố như: Gốm sứ Bát Tràng, dệt lụa Vạn Phúc, sơn mài Hạ Thái...

Năm là đề cao vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương, xây dựng mô hình khuyến khích các hộ dân tại làng nghề tham gia làm du lịch, phát triển du lịch cộng đồng tại các làng nghề.

Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Trần Đức Hải

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này