Để Tết vui trọn vẹn

11:44 | 10/01/2019
(LĐTĐ) Chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa là đến Tết Kỷ Hợi 2019, đây là lúc nhiều công nhân lao động tại các khu Công nghiệp - Chế xuất (KCN-CX) mong chờ được trở về sum vầy sau một thời gian làm việc xa quê. Bên cạnh niềm vui vừa được nghỉ ngơi trong một khoảng thời gian tương đối dài, không ít người vẫn còn trăn trở nỗi lo kinh tế, mong muốn được đón một cái Tết trọn vẹn.
de tet vui tron ven Sinh viên bất chấp mưa rét về quê đón Tết dương lịch cùng gia đình
de tet vui tron ven Kêu gọi ủng hộ phương tiện đưa người lao động về quê đón Tết

Trăm ngàn mối lo

Đến những KCN-CX trên địa bàn TP Hà Nội khoảng thời gian cuối năm, dễ dàng thấy được sự tất bật làm việc từ các công xưởng, nhà máy. Trong không khí khẩn trương, công nhân lao động cũng đang hối hả vào guồng sản xuất những lô hàng cuối cùng của năm để chuẩn bị bước vào kì nghỉ lễ kéo dài.

de tet vui tron ven
Những chuyến xe ô tô miễn phí đưa CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn về quê đón Tết

Có thể nói, đối với mỗi người xa quê, Tết là dịp hiếm hoi để mọi người có thể trở về đoàn viên cùng gia đình sau một năm lao động vất vả. Mỗi khi tan ca, đây cũng là chủ đề được công nhân san sẻ với nhau, động viên nhau thêm nỗ lực làm việc.

Thế nhưng, cũng có không ít công nhân lao động làm việc ở các thành phố lớn do điều kiện kinh tế còn khó khăn, không có tiền dư dả để tích lũy vẫn canh cánh trăm ngàn nỗi lo toan làm sao để chuẩn bị được một cái Tết thật đủ đầy. Năm mới càng đến gần cũng đồng nghĩa với việc chi phí sinh hoạt cho gia đình tăng nhanh đến chóng mặt. Đặc biệt là đối với những gia đình công nhân không cùng chung hai quê nội, ngoại thì nỗi trăn trở này càng lớn hơn bao giờ hết.

Đến những KCN-CX trên địa bàn TP Hà Nội khoảng thời gian cuối năm, dễ dàng thấy được sự tất bật làm việc từ các công xưởng, nhà máy. Trong không khí khẩn trương, công nhân lao động cũng đang hối hả vào guồng sản xuất những lô hàng cuối cùng của năm để chuẩn bị bước vào kì nghỉ lễ kéo dài.

Có thể nói, đối với mỗi người xa quê, Tết là dịp hiếm hoi để mọi người có thể trở về đoàn viên cùng gia đình sau một năm lao động vất vả. Mỗi khi tan ca, đây cũng là chủ đề được công nhân san sẻ với nhau, động viên nhau thêm nỗ lực làm việc.

Thế nhưng, cũng có không ít công nhân lao động làm việc ở các thành phố lớn do điều kiện kinh tế còn khó khăn, không có tiền dư dả để tích lũy vẫn canh cánh trăm ngàn nỗi lo toan làm sao để chuẩn bị được một cái Tết thật đủ đầy. Năm mới càng đến gần cũng đồng nghĩa với việc chi phí sinh hoạt cho gia đình tăng nhanh đến chóng mặt. Đặc biệt là đối với những gia đình công nhân không cùng chung hai quê nội, ngoại thì nỗi trăn trở này càng lớn hơn bao giờ hết.

Gặp vợ chồng chị Phạm Ngọc Huyền (quê Nghĩa Đàn, Nghệ An), công nhân Công ty TNHH JTec (KCN Thăng Long) và anh Nguyễn Văn Thành, công nhân Công ty TNHH Toto (KCN Thăng Long) vừa mới tan ca trở về phòng trọ. Trò chuyện với chúng tôi, chị Huyền cho biết hai vợ chồng đã làm ở công ty được vài năm.

Trong căn phòng nhỏ với giá thuê chỉ với vài trăm ngàn đồng một tháng, nhắc đến ngày Tết đến xuân về, chị Huyền trầm ngâm, lo lắng: “Mỗi năm chúng tôi về quê khoảng 2 đến 3 lần, thường sẽ thay nhau đi lại cho đỡ tốn kém. Dịp này cả hai vợ chồng sẽ đi cùng với nhau và dự định sẽ vào khoảng ngày 28 Tết. Được về nhà bao giờ cũng vui và hạnh phúc nhất, nhưng bên cạnh đó chúng tôi cũng phải đau đầu hơn về bài toán thu chi.

Cả năm đi làm ai cũng mong muốn được biếu ông bà, cha mẹ những khoản nhất định. Bên cạnh đó là tiền sắm Tết trong thời buổi vật giá leo thang, tiền sửa sang nhà cửa, tiền mừng tuổi cho các cháu rồi đủ loại chi phí phát sinh. Như mọi năm hết đợt Tết là hết nhẵn cả lương và thưởng cộng lại. Nếu không cân đối được thì tháng sau Tết không biết sẽ sống ra sao”.

Cũng cùng nỗi lo toan ấy, anh Trần Quốc Trung (quê Nghệ An) công nhân Công ty TNHH đa ngành Minh Tiến (KCN Phú Nghĩa) thêm sự vất vả khi lấy vợ cách xa quê hơn 500 km. Anh thường tếu táo nói hành trình đón Tết giữa hai bên nội ngoại là “đi phượt dọc miền đất nước”.

Lấy nhau đã được gần 5 năm, cũng là bằng ấy thời gian hai vợ chồng chật vật đi về Sơn La - quê vợ và Nghệ An - quê chồng, bởi cứ cuối năm, tình hình giao thông cuối năm phức tạp, lượng người đông mặt khác chi phí tàu xe đắt đỏ: “Mọi năm tôi bắt đầu được nghỉ từ ngày 27 Âm lịch thì ngày 28 cả nhà sẽ đón xe đi lên nhà vợ, rồi ngày 30 Âm lịch mới về đến Nghệ An. Sợ nhất là mọi khi lên xe ô tô là ken đặc người, rồi giá xe lại tăng. Nếu không đặt chỗ từ sớm có thể không có ghế ngồi, vì vậy, mới hôm qua thôi tôi đã phải gọi nhà xe để dành cho 3 chỗ”, anh Trung thở dài.

Khéo co thì ấm

Có dịp được trò chuyện, chia sẻ chúng tôi mới thấu hiểu được những nỗi niềm của người lao động xa xứ mỗi dịp Tết đến xuân về. Bên cạnh những khó khăn, để giảm bớt được những lo toan nhiều công nhân đã tìm cách “tích tiểu thành đại” mong có được kì nghỉ đầm ấm với gia đình.

Thời điểm cận ngày Tết giá cả thực phẩm có chiều hướng tăng mặc dù nhu cầu mua sắm lại tương đối lớn, chị Nguyễn Thị Sung (công nhân tại KCN Phú Nghĩa) đã quyết định tự tay làm đồ Tết để tiết kiệm chi phí. “Cuối năm tăng ca không nhiều nên dự đoán lương thưởng cũng chẳng được bao nhiêu, trong khi đó những khoản sắm Tết thì không thể thiếu, nếu cứ mua sẵn thì rất tốn kém. Vì vậy, năm nào tôi cũng tự tay làm mứt, chè lam biếu gia đình 2 bên, vừa tiết kiệm chi tiêu, vừa đảm bảo vệ sinh lại vừa tạo không khí Tết ấm cúng trong gia đình. Nếu chịu khó tự tay làm tuy mất thời gian nhưng sẽ rẻ hơn khá nhiều so với mua ngoài chợ, tiết kiệm được đồng nào hay đồng ấy”, chị Sung chia sẻ.

Ngoài ra, nắm bắt được thông tin, LĐLĐ TP tiếp tục triển khai Chương trình “Xe ô tô miễn phí đưa CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn về quê đón Tết Kỷ Hợi- 2019”, vợ chồng chị Huyền và anh Thành quyết định phấn đấu đáp ứng được các tiêu chí đưa ra phần nào giảm chi phí đi lại.

“Chương trình đưa công nhân về quê ăn Tết của LĐLĐ TP Hà Nội rất có ý nghĩa, vừa không chỉ thể hiện sự quan tâm, chăm lo cho công nhân lao động của tổ chức Công đoàn mà còn góp phần hiện thực hóa mong muốn của những công nhân có hoàn cảnh khó khăn được sum vầy cùng gia đình , giảm bớt phần nào nỗi lo cơm áo gạo tiền trong dịp nghỉ Tết cổ truyền của dân tộc”, anh Thành chia sẻ.

Bên cạnh những chuyến xe để công nhân không bị “lỡ” hẹn với Tết, với nỗ lực đáp ứng mong muốn của công nhân lao động và nhằm chăm lo tốt hơn cho đoàn viên công đoàn và công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) trong dịp tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019, mới đây, Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Nguyễn Thị Tuyến đã ký ban hành Kế hoạch số 57/KH-LĐLĐ về tổ chức chương trình “Tết Sum vầy 2019”.

Theo đó, LĐLĐ Thành phố nêu rõ, chương trình “Tết sum vầy năm 2019” tại các cấp công đoàn phải tạo ra không khí vui tươi, đầm ấm nhằm chăm lo tốt hơn cho CNVCLĐ, nhất là đoàn viên, CNVCLĐ có hoàn cảnh khó khăn, qua đó khẳng định rõ vai trò của tổ chức Công đoàn là “Tổ ấm”, là người đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của đoàn viên, người lao động.

Chương trình cũng nhằm huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân để quan tâm, chăm lo tới đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc. LĐLĐ Thành phố yêu cầu các đơn vị tổ chức “Tết sum vầy 2019” cấp mình trước 31/1/2018, tại các địa điểm có đông công nhân lao động làm việc hoặc thuê trọ như các khu, cụm công nghiệp hoặc doanh nghiệp lớn.

Phương Ngân

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này