Huyện Ba Vì (Hà Nội):

Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò theo hướng vệ sinh, an toàn sinh học

20:37 | 13/12/2018
(LĐTĐ) Thời gian tới, huyện Ba Vì tiếp tục phát huy mọi tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, lao động và để đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò sữa, bò thịt theo hướng vệ sinh, an toàn sinh học, đồng thời chú trọng công tác phòng chống dịch bệnh.
day manh phat trien chan nuoi bo theo huong ve sinh an toan sinh hoc Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật để tăng hiệu quả kinh tế từ trồng bưởi
day manh phat trien chan nuoi bo theo huong ve sinh an toan sinh hoc Hà Nội đạt nhiều kết quả tích cực trong phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn
day manh phat trien chan nuoi bo theo huong ve sinh an toan sinh hoc Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao: Giảm nỗi lo được mùa - mất giá

Theo báo cáo tình hình phát triển chăn nuôi, chăn nuôi bò sữa trên địa bàn huyện Ba Vì, trong những năm vừa qua, chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện phát triển mạnh.

Tại huyện đã hình thành được các xã chăn nuôi bò thịt trọng điểm với tổng đàn bò đạt trên 20 nghìn con, quy mô bình quân 5 con/hộ. Có trên 70 trang trại bò với quy mô từ 20 con trở lên. Hàng năm có trên 15.000 bê lai các giống bò chuyên thịt năng suất, chất lượng cao được sinh ra từ phong trào thụ tinh nhân tạo. Một số giống bò mới được phát triển trên địa bàn cho giá trị kinh tế cao như: BBB, Agus, Zebu, Bratmam...

Tính tại thời điểm hiện tại, toàn huyện có 8.000 con bò sữa với 1.500 hộ chăn nuôi bò sữa. Hình thức chăn nuôi chủ yếu là nông trại hộ gia đình. Năm 2010 bình quân mỗi hộ nuôi 2-3 con, đến nay đã có sự liên kết, đầu tư phát triển chăn nuôi, bình quân nuôi 4 - 5con/hộ; một số hộ quy mô từ 20-30con. Chất lượng đàn bò sữa từng bước được cải tiến, giống bò chủ yếu là bò lai HF; bò trưởng thành chiếm 75% tổng đàn, trong đó bò đang vắt sữa chiếm 64%. Năng suất sữa bình quân/tổng đàn bò đạt 13 - 14kg/con/ngày.

day manh phat trien chan nuoi bo theo huong ve sinh an toan sinh hoc

Huyện Ba Vì tập trung phát triển chăn nuôi bò theo hướng vệ sinh, an toàn sinh học. Ảnh Đinh Luyện

Việc áp dụng cơ giới hóa trong chăn nuôi bò sữa ngày càng được quan tâm đầu tư. Toàn huyện có khoảng 85% số hộ chăn nuôi bò sữa sử dụng máy thái cỏ; 65% hộ chăn nuôi bò sữa sử dụng máy vắt sữa và máng ăn tự động; 70% số hộ sử dụng hệ thống làm mát cho bò sữa. Các xã chăn nuôi bò sữa đều quy hoạch bố trí khu đất tập trung để trồng cỏ và thức ăn xanh cho bò. Tổng diện tích trồng cỏ và thức ăn xanh cho bò là 310ha (tăng 51% so với năm 2010).

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Nguyễn Đình Dần, trong thời gian tới, toàn huyện sẽ tập trung phát huy mọi tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, lao động và để đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò sữa, bò thịt theo hướng vệ sinh, an toàn sinh học, chú trọng công tác phòng chống dịch bệnh.

Đối với chăn nuôi bò sữa, phấn đấu đến năm 2020 tổng đàn bò sữa đạt 12.000 – 15.000 con, sản lượng sữa hàng hoá hàng năm đạt 35.000 – 40.000 tấn. Phát triển đàn bò theo hướng chăn nuôi nông trại, tăng quy mô chăn nuôi trong trong hộ bình quân từ 10 – 12 con/hộ. Chú trọng phát triển đàn bò theo chiều sâu, nâng cao chất lượng để tăng hiệu quả kinh tế. Chỉ khuyến khích chăn nuôi bò sữa tại các xã trong vùng chăn nuôi trọng điểm theo quy hoạch, không khuyến khích các hộ phát triển mới.

Đối với chăn nuôi bò thịt, phấn đấu đến năm 2020 đạt 45.000 con trở lên. Tập trung đưa nhanh chương trình bò BBB vào chăn nuôi ở tất cả các xã trên địa bàn huyện, năm 2018 phấn đấu 11.000 con bò cái nền tham gia chương trình. Tiếp tục thực hiện công tác thụ tinh nhân tạo các giống bò có năng suất, chất lượng cao như: Angus, Zebu, Brahman...

Để thực hiện mục tiêu trên, huyện Ba Vì sẽ triển khai các giải pháp: Mở rộng, chuyển một phần diện tích trồng màu sang trồng cỏ, thức ăn xanh tại các xã trọng điểm chăn nuôi bò, bò sữa; Sử dụng tinh bò phân ly giới tính nhập ngoại chất lượng cao để nâng cao chất lượng đàn bò. Bình tuyển, chọn lọc những bò sữa tốt để làm giống và sản xuất sữa. Chú trọng biện pháp tăng đàn theo phương pháp tự nhiên kết hợp với tăng cơ học. Đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ cho lực lượng dẫn tinh viên, cung cấp đủ vật tư thụ tinh nhân tạo cho đàn lợn, đàn bò sữa, bò thịt.

Bên cạnh đó, khuyến khích các hộ chăn nuôi áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đưa cơ giới áp dụng trong chăn nuôi như: máy trộn thức ăn hỗ hộp, máy cắt cỏ, máy thái cỏ, máy rửa chuồng, bình phun thuốc khử trùng, máy vắt sữa và một số dụng cụ thay thế, hóa chất tẩy rửa... từ đó làm giảm tải thời gian lao động của hộ, nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

Có cơ chế ưu đãi các doanh nghiệp xây dựng Nhà máy chế biến thức ăn thô và thức ăn tinh để cung cấp thức ăn đảm bảo chất lượng và giá thành hợp lý cho các hộ chăn nuôi chủ động nguồn thức ăn xanh, thức ăn tinh cho đàn bò. Hỗ trợ nhân dân mua máy trộn thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (TMR) nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm...

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, theo kế hoạch đến năm 2020, thành phố sẽ phát triển đàn bò thịt có quy mô từ 150 nghìn đến 155 nghìn con, sản lượng thịt xuất chuồng khoảng 8.000 tấn, tăng số lượng đàn bò thịt khoảng 3% ở vùng trọng điểm. TP Hà Nội sẽ xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất giống bò thịt gồm Ba Vì, Mê Linh, Sóc Sơn, Mỹ Đức và Chương Mỹ; các vùng chuyên canh sản xuất bò thịt thương phẩm ở các huyện Ba Vì, Gia Lâm và Phúc Thọ và phát triển các trang trại chăn nuôi tập trung ứng dụng công nghệ cao có quy mô từ 100 con trở lên.

M.Q

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này