Đề án Thu phí phương tiện vào nội đô TP Hà Nội

Góp phần giải bài toán kinh tế và môi sinh

14:56 | 30/11/2018
(LĐTĐ) Đề án thu phí phương tiện vào nội đô TP Hà Nội đã và đang thu hút sự quan tâm đặc biệt không chỉ của người dân Thủ đô mà còn đối với người dân cả nước. Vì sao phải thu? Cơ sở khoa học ra sao và lộ trình thu phí thế nào? Đây chính là nội dung mà ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải Hà Nội trả lời báo Lao động Thủ đô.  
gop phan giai bai toan kinh te va moi sinh Giám đốc Sở GTVT: Sử dụng camera ghi hình để xử lý trật tự đô thị
gop phan giai bai toan kinh te va moi sinh Nâng cao chất lượng xe buýt để hút khách hàng
gop phan giai bai toan kinh te va moi sinh Dòng người đổ về quê nghỉ lễ, giao thông Hà Nội ùn tắc!
gop phan giai bai toan kinh te va moi sinh
Lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội cho hay, việc triển khai thu phí chỉ được thực hiện sau khi phí này được bổ sung vào Luật Phí và Lệ phí. (ảnh LĐ)

PV: Ông có thể giải thích rõ hơn vì sao lại phải thu phí phương tiện vào nội đô?

Giám đốc Sở GTVT Vũ Văn Viện: Đây là biện pháp kinh tế trong Đề án được thông qua tại Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐND ngày 04/7/2017 của Hội đồng nhân dân Thành phố. Theo đó, mục tiêu của Đề án là: Giảm ùn tắc giao thông và giảm ô nhiễm môi trường cho các khu vực có nguy cơ; Góp phần phát triển vận tải hành khách công cộng, hạn chế phương tiện giao thông cá nhân; Điều chỉnh thói quen của người tham gia giao thông trong việc lựa chọn tuyến đường giao thông vừa đảm bảo yêu cầu cá nhân và yêu cầu tổ chức giao thông phục vụ lợi ích chung.

Về nguyên tắc, Đề án nêu rõ: Thứ nhất, đảm bảo mục tiêu yêu cầu được xác định trong đề án quản lý phương tiện giao thông góp phần giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi từ nay đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã được HĐND Thành phố phê duyệt tại Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐND; Thứ hai, đảm bảo nhu cầu đi lại của nhân dân Thủ đô cũng như nhân dân các tỉnh, thành phố có liên quan, góp phần phát triển kinh tế xã hội đảm bảo an ninh quốc phòng cho Thủ đô Hà Nội và vùng Thủ đô cũng như vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Thứ ba, bảm bảo tính khoa học, phù hợp điều kiện thực tiễn và tính khả thi trong quá trình thực hiện; Thứ tư, hạn chế ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt bình thường của nhân dân trong phạm vi khu vực bị ảnh hưởng; Thứ năm, có các phương án giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Đề án.

Việc “Thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn Thành phố có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường để hạn chế số lượng xe cơ giới đi vào” nhằm tăng cường quản lý phương tiện giao thông, giảm mật độ phương tiện giao thông tại một số khu vực cụ thể bằng biện pháp kinh tế (nộp phí).

gop phan giai bai toan kinh te va moi sinh
Các cung đường nối vào trung tâm luôn trong tình trạng ùn tắc nghiêm trọng, điều này vừa thiệt hại về kinh tế, vừa góp phần ô nhiễm môi sinh (ảnh H.Nghị).

Điều tôi muốn nhấn mạnh, xét góc độ môi sinh, hoạt động của các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ hiện chiếm tỷ lệ lớn trong các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí.Với tốc độ và số lượng phương tiện như hiện nay, phương tiện giao thông đường bộ sẽ là nhân tố tác động lớn đến môi trường không khí, ảnh hưởng lớn đến chất lượng môi trường sống của người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội. Vì vậy, việc áp dụng quy định nhằm giảm ùn tắc giao thông và hạn chế mức độ tập trung khí thải gây ô nhiễm môi trường là việc làm cần thiết. Tại các Thành phố như London (Anh); Singapore… cũng đang thực hiện. Đây cũng chính là một trong những giải pháp nhằm giảm lưu lượng xe hơi gây ô nhiễm môi trường ở trung tâm thành phố Hà Nội.

Với biện pháp này trực tiếp tác động vào các chuyến đi của người tham gia giao thông có nhu cầu đi vào vùng cần hạn chế, người tham gia giao thông có sự cân nhắc lựa chọn chuyến đi, lộ trình và phương tiện di chuyển cho phù hợp.

-Vậy Lộ trình thu sẽ như thế nào và hình thức, cách thức thu sẽ ra sao?

Giám đốc Sở GTVT Vũ Văn Viện: Việc triển khai thu phí chỉ thực hiện sau khi phí này được bổ sung vào Luật Phí và Lệ phí. Để bổ sung khoản phí này vào mục phí lệ phí, UBND thành phố Hà Nội phải báo cáo HĐND Thành phố cho ý kiến, trình Chính phủ để Chính phủ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định. Đề án này là bước đầu trong quy trình sửa đổi của Luật theo Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật.

-Xin cảm ơn ông!

L.Hà (thực hiện)

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này