Áp dụng kỷ luật không nước mắt với con trẻ

22:38 | 28/11/2018
Kỷ luật vẫn thường bị liên tưởng với trừng phạt. Cách sử dụng đòn roi được xem là có thể dẫn đến những thay đổi tiêu cực, khiến trẻ cảm thấy xấu hổ và mất lòng tin, ảnh hưởng đến tâm hồn trẻ. Trong khi đó kỷ luật lành mạnh và công bằng giúp trẻ trưởng thành cả về cảm xúc và nhận thức.
ap dung ky luat khong nuoc mat voi con tre Chuyên gia chỉ ra sai lầm của bố mẹ Việt trong việc nuôi dạy con
ap dung ky luat khong nuoc mat voi con tre Tranh thủ dạy con kỹ năng sống khiến con hào hứng mà hiệu quả
ap dung ky luat khong nuoc mat voi con tre Những hành vi của cha mẹ có thể tác động xấu đến con
ap dung ky luat khong nuoc mat voi con tre Để "khủng hoảng tuổi lên 2" của con trôi qua nhẹ nhàng

Kỷ luật không nước mắt là cách giáo dục con cái bao gồm việc không bạo lực về thể xác, tinh thần của trẻ nhưng không có nghĩa là cha mẹ phải chiều chuộng trẻ mà là rèn luyện các tính cách của trẻ trong giới hạn với sự kiên trì bền bỉ. Phương pháp này nhẹ nhàng hơn, hiệu quả hơn, giúp khuyến khích các hành vi tốt trong tương lai.

Hãy ghi nhận những việc làm tốt của trẻ và động viên con kịp thời. Đôi khi trừng phạt vẫn là cần thiết, nhưng nếu sử dụng quá mức biện pháp này có thể khiến trẻ cảm thấy lo lắng, bất lực hay bực bội.

Hãy lắng nghe con

Bố mẹ hãy lắng nghe trẻ chia sẻ về cảm giác của mình và đừng để chuyện gì làm gián đoạn khoảng thời gian quan trọng này.

Trước khi đưa ra quyết định kỷ luật bạn nên lắng nghe con nói, hãy suy xét mọi thứ, để đảm bảo việc bạn kỷ luật con hoàn toàn có căn cứ và đúng đắn, tránh gây tổn thương đến thể xác và tinh thần trẻ.

Khen con

Đừng kiệm lời khen, hãy dành cho con thật nhiều lời khen khi bé làm được việc tốt. Cùng với những lời khen mẹ có thể cho bé thật nhiều cái ôm, cái thơm và dùng những lời nói tán thưởng thực tế để giúp bé tiếp tục làm những việc tốt sau này.

Bên cạnh việc khen trẻ đúng thì chê cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, lời chê của bố mẹ cần để trẻ hiểu rằng chỉ có hành động là xấu thôi chứ con không hề xấu như vậy tránh gây những tổn thương tâm lý cho trẻ. Vì vậy khi chê người lớn cần nói lên những hành động cụ thể, giải thích rõ ràng và rút ra bài học cho trẻ chứ không nên nói chung chung là trẻ hư.

Chấp nhận hành vi phù hợp với lứa tuổi của con

Mọi đứa trẻ đều có giai đoạn ăn uống rơi vãi hay không may làm đổ sữa, các bậc cha mẹ không thể đòi hỏi con mình phải có thói quen ăn uống gọn gàng ngay. Cha mẹ không cần quá lo lắng bởi mọi đứa trẻ cần có thời gian để lớn, để học hỏi và tự hoàn thiện. Nếu trẻ có cơ hội thực hành thường xuyên cách cư xử tốt sẽ chấp nhận cách cư xử đó như những thói quen tốt thì dần dần trẻ sẽ hoàn thiện mình theo hướng tích cực.

Bên cạnh đó, không gì tốt bằng bé tự trải nghiệm thực tế, con sẽ học được cách cư xử và có hành vi đúng mực. Tất cả mọi người trong gia đình đều nên làm gương cho trẻ, không nên "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược".

Kiên trì với các biện pháp kỷ luật

Bạn không nên áp dụng nhiều cách kỷ luật và thay đổi chúng nhiều. Để đạt được hiệu quả bạn nên kiên trì với biện pháp lỷ luật của mình, các lỗi trẻ mới mắc phải thì không nên phạt trẻ mà chỉ phạt những lỗi diễn ra thường xuyên, lặp lại. Trẻ cần có thời gian để nhận ra hệ quả, và áp dụng hệ quả tức thì với trẻ nhỏ.

Đặc biệt đối với các trẻ dưới 11 tuổi, các hình thức thưởng phạt chỉ nên dựa trên sự cố gắng của trẻ chứ không nên lấy kết quả. Thay vào đó, bạn hãy quan sát xem sự cố gắng của con ra sao để đanh giá và động viên trẻ.

Cha mẹ nên bày tỏ tình yêu và sự tin tưởng với trẻ

Cha mẹ nên bày tỏ tình yêu với trẻ thường xuyên, thể hiện tình yêu của mình để cho trẻ cảm giác được yêu thương và tôn trọng. Hãy tạo cho trẻ một niềm tin, luôn tin tưởng rằng trẻ làm được, động viên con khi cần thiết. Đủ tình yêu và sự tin tưởng trẻ sẽ có "sức mạnh tinh thần" để hoàn thiện bản thân.

Khánh Ly (Tổng hợp)

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này