Báo chí cần truyền thông về an toàn thực phẩm một cách có trách nhiệm

23:13 | 26/11/2018
Sáng 26/11, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Hiệp hội CropLife Việt Nam tổ chức hội thảo với chủ đề: “An toàn thực phẩm và vai trò của truyền thông khoa học”.  
bao chi can truyen thong ve an toan thuc pham mot cach co trach nhiem An toàn thực phẩm tại các chợ dân sinh: Tin nhau là chính
bao chi can truyen thong ve an toan thuc pham mot cach co trach nhiem Hiệu quả từ mô hình Nhóm phụ nữ xung kích
bao chi can truyen thong ve an toan thuc pham mot cach co trach nhiem Huyện Thanh Oai: Xử phạt hơn 43 triệu đồng vi phạm về an toàn thực phẩm

Đây là diễn đàn trao đổi giữa các phóng viên – báo chí trong nước với các nhà khoa học, các chuyên gia đến từ Việt Nam, Hoa Kỳ, châu Âu, giúp các phóng viên – báo chí có cái nhìn khoa học về các vấn đề liên quan tới an toàn thực phẩm và thông tin một cách có trách nhiệm về vấn đề này.

Tại hội thảo ông Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam cho biết, an toàn thực phẩm là một vấn đề luôn được Chính phủ, cộng đồng xã hội luôn đặc biệt quan tâm. Đây là một trong các chủ đề chính được đăng tải thường xuyên và tuyên truyền trên các phương tiện báo chí, truyền thông tại Việt Nam trong những năm gần đây.

bao chi can truyen thong ve an toan thuc pham mot cach co trach nhiem
Ông Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu khai mạc hội thảo (Ảnh: Hoa Nguyễn)

Báo chí đã giúp công chúng ngày càng ý thức hơn tới quy trình sản xuất, cách thức tạo ra thực phẩm họ tiêu dùng hàng ngày và đề cao vấn đề an toàn và dinh dưỡng. Mặt khác, những lo ngại về an toàn thực phẩm cũng là đề tài thu hút mạnh mẽ với giới truyền thông, rất dễ bị khai thác và “cường điệu hoá”.

“Điều này cho thấy, trách nhiệm to lớn của báo chí trong việc cung cấp thông tin một cách khoa học, đầy đủ ngày càng trở nên quan trọng, giúp công chúng có kiến thức trước khi đưa ra những lựa chọn tiêu dùng thông minh của mình”, ông Hồ Quang Lợi nhấn mạnh.

Ngoài ra, tại hội thảo, Tiến sỹ Jason Sandahl - Chuyên viên Kỹ thuật về An toàn thực phẩm (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ) đã cung cấp các vấn đề lý thuyết về các nguyên tắc đánh giá an toàn thực phẩm đối với sản phẩm nông nghiệp đầu vào. Cụ thể là các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật và phân tích một số thông tin nhiễu liên quan tới tính an toàn của các sản phẩm này. Đồng thời, làm rõ các khái niệm về tồn dư thuốc bảo vệ thực vật (MRL), mức tiêu thụ hàng ngày có thể chấp nhận được (AID)…

bao chi can truyen thong ve an toan thuc pham mot cach co trach nhiem
Tại hội thảo các đại biểu khẳng định báo chí - truyền thông có vai trò trong việc định hướng thông tin về ATTP một cách chính xác và có trách nhiệm (Ảnh: Hoa Nguyễn)

Theo ông Jason Sandahl, sự thiếu sót trong việc cung cấp thông tin đầy đủ tới công chúng về những tiêu chí đánh giá này đã đẩy cao lo lắng của công chúng và dẫn tới những hiểu lầm rằng “thuốc bảo vệ thực vật là không an toàn”.

“Sự cần thiết của việc sử dụng các giải pháp bảo vê thực vật tiên tiến nhằm đảm bảo đủ lương thực cho dân số toàn cầu. Vấn đề mấu chốt là cần có một nền tảng pháp lý chuẩn khoa học và có sự tham gia của nhiều bên trong việc thực thi các phương thức thực hành nông nghiệp bền vững. Nông dân, cơ quan quản lý và các đơn vị sản xuất – phân phối đều có trách nhiệm và nghĩa vụ ngang nhau trong đảm bảo sản xuất ra lương thực an toàn và dinh dưỡng tới người tiêu dùng”, ông Jason Sandahl nhấn mạnh.

Hoa Nguyễn

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này