10 tháng gần 6.700 người chết vì tai nạn giao thông:

Chất lượng đường càng cao, ý thức lại càng giảm?

09:48 | 20/11/2018
(LĐTĐ) Hậu quả đằng sau mỗi vụ tai nạn giao thông (TNGT) là những tổn thất cả về vật chất và tinh thần khi những gia đình mất đi người thân, tài sản, gánh chịu cuộc sống tật nguyền… những ảnh hưởng trực tiếp này đã trở thành gánh nặng cho xã hội. Trong 10 tháng của năm 2018, cả nước có gần 6.700 người chết vì tai nạn giao thông. Điều đáng bàn, trong khi kết cấu hạ tầng giao thông không ngừng được cải thiện, những cao tốc, xa lộ… ngày càng mọc lên nhiều thì dường như ý thức người tham gia giao thông lại đang kém đi.
chat luong duong cang cao y thuc lai cang giam Nguy cơ tai nạn giao thông khi vừa lái xe vừa nghe điện thoại
chat luong duong cang cao y thuc lai cang giam Cứ xe to là phạt!

Vì đâu nên nỗi?

Theo tổ chức Y tế Thế giới, TNGT đã và đang cướp đi sinh mạng của khoảng 1,3 triệu người trện toàn thế giới mỗi năm và đang là một trong những nguyên nhân hàng đâu gây tử vong. Tính riêng tại Việt Nam, theo số liệu công bố bởi Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, tình hình trật tự an toàn giao thông vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường bởi trong 10 tháng của năm 2018, cả nước đã có 6.674 người chết và 11.549 người bị thương, đặc biệt là trong số nạn nhân thương vong có 962 trẻ em. Đây hẳn nhiên là những con số đau lòng và là một thực trạng đáng báo động về tình trạng giao thông ở nước ta hiện nay.

Qua phân tích, đánh giá nguyên nhân chủ yếu dẫn tới TNGT là do các hành vi vi phạm như: Lái xe sau khi đã uống rượu bia, vi phạm tốc độ, không đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy; vượt đèn đỏ; chở quá số người quy định... Ngoài ra, nguyên nhân khác cũng xuất phát từ việc các lực lượng chức năng còn có biểu hiện nể nang, chưa quyết liệt trong xử lý vi phạm. Chế tài xử lý trong lĩnh vực giao thông chưa đủ mạnh, chưa đủ răn đe. Thêm nữa, phải kể đến hạ tầng giao thông của nước ta mặc dù liên tục được cải tạo, nâng cấp nhưng vẫn thiếu đồng bộ. Cùng với đó là sự gia tăng số lượng phương tiện chóng mặt theo từng năm.

chat luong duong cang cao y thuc lai cang giam
Mặc dù có biển cấm nhưng nhiều phương tiện vẫn đi vào đường một chiều. Ảnh minh họa

Một nguyên nhân khác phải kể đến là, ý thức của một bộ phận người dân tham gia giao thông chưa cao. Hậu quả là tai nạn chết người, ùn tắc giao thông nghiêm trọng không chỉ xảy ra ở các thành phố lớn mà còn phổ biến ở các địa phương. Đồng quan điểm này, tại Lễ tưởng niệm các nạn nhân tử vong do TNGT năm 2018 được Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia phối hợp với UBND tỉnh Hải Dương tổ chức, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia – Khuất Việt Hùng cũng đã chỉ ra nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các vụ TNGT là hành vi vi phạm pháp luật, trật tự ATGT, trong đó, nguyên nhân sâu xa là chưa xây dựng được văn hóa giao thông.

Theo nhà văn Nguyễn Văn Học – người giành giải Nhì cuộc thi viết “Vì an toàn giao thông Thủ đô” do Ban An toàn giao thông Thành phố và Sở Giao thông vận tải phối hợp tổ chức, nguyên nhân dẫn đến tai nạn và các vấn đề về giao thông, chủ yếu liên quan đến 3 yếu tố cơ bản, gồm cơ sở hạ tầng, phương tiện vận tải và yếu tố con người. Trong đó, yếu tố con người là cốt lõi. “Những nạn nhân tử vong do tai nạn để lại bao nỗi đau khôn xiết cho gia đình, người thân. Còn người bị thương ở lại thì tàn tật suốt đời và trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Đó là những tổn thất không gì đo đếm được” - Nhà văn Nguyễn Văn Học chia sẻ.

Bắt đầu từ hành động nhỏ

Một thực tế hiện nay chính là ý thức tham gia giao thông tại Việt Nam còn thấp khi tư duy “mạnh ai nấy đi” đã ăn sâu vào suy nghĩ của một bộ phận người dân. Những vi phạm trên tuyến đường Hồ Tùng Mậu là một ví dụ. Theo ghi nhận thực tế, tại trục đường này, thời điểm tan tầm từ 16h – 19h mỗi ngày, thường xuyên tái diễn hiện tượng xe máy “vô tư” leo vỉa hè. Đáng nói, dù vỉa hè khu vực này cao hơn so với mặt đường gần 20cm, nhưng các chủ phương tiện vẫn cố “tăng ga”, len lỏi để cho xe vượt lên vỉa hè.

“Vì hạnh phúc, vì cuộc sống bình yên của chính bản thân mình, của gia đình và cộng đồng, hãy phát huy tinh thần tích cực, tự giác của mỗi người và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, cùng chung tay hành động và hành động quyết liệt hơn nữa góp phần kiềm chế và đẩy lùi tai nạn giao thông bằng các việc làm thiết thực.

Xã hội ngày càng phát triển, một trong những hành động nhỏ bé góp phần gìn giữ và đóng góp cho sự phát triển đó đôi khi chỉ đơn giản là việc mỗi cá nhân hãy có ý thức khi tham gia giao thông” - Chuyên viên Công ty Cổ phần tư vấn DLS Việt Nam chia sẻ.

Theo quan sát, do khu vực này đang trong quá trình hoàn thiện tuyến đường sắt trên cao nên một số điểm giao thông bị co hẹp. Hệ lụy là, vào những khung giờ cao điểm, lượng phương tiện di chuyển trên tuyến đường lớn khiến các phương tiện di chuyển khó khăn. Ngoài cảnh tượng ùn, tắc đường kéo dài thường thấy, nhiều cá nhân thiếu ý thức thay vì lưu thông theo hướng dẫn của lực lượng chức năng thì họ chọn cách di chuyển ngược chiều. Tại khu vực ngã tư Hồ Tùng Mậu giao với phố Trần Vỹ và Lê Đức Thọ, lợi dụng lúc lực lượng chức năng bận phân luồng, điều tiết phương tiện, một số xe máy còn nối nhau đi ngược chiều hết sức nguy hiểm.

Tương tự, tại các trục đường khác như: Tố Hữu - Lê Văn Lương, Trường Chinh hướng đi Giải Phóng; phố Chùa Bộc hướng Tôn Thất Tùng… tình trạng vỉa hè biến thành “lòng đường”, xe máy lưu thông lấn làn cũng diễn ra phổ biến. Tại những khu vực này, khi bước vào giờ tan tầm, tiếng bấm còi inh ỏi, giành nhau từng khoảng trống… làm không ít người đi bộ hoảng sợ. Dù chưa có thống kê chính thức từ các cơ quan chức năng về những vụ tai nạn liên quan, xảy ra do những hành vi trên nhưng về lâu dài, nếu không sớm được chấn chỉnh sẽ gây ra hiện tượng nhờn luật, mất an toàn giao thông.

Theo ông Nguyễn Sinh - Chuyên viên tư vấn luật (Công ty Cổ phần tư vấn DLS Việt Nam), từ các vụ TNGT có thể thấy một vòng luẩn quẩn là: Người dân ngại đi bộ, dẫn đến dùng xe cá nhân; phương tiện ra đường nhiều thì áp lực tăng, ùn tắc giao thông tăng. Hễ cứ gặp ùn tắc là lại đua nhau lao lên vỉa hè, tìm mọi cách thoát, gây nguy hiểm và bất tiện khiến người dân trở nên ngại đi bộ…

Ông Sinh cho rằng, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý trật tự an toàn giao thông, các ngành chức năng liên quan cần đẩy mạnh, cho phép sử dụng phương tiện nghiệp vụ (camera ghi hình - PV) để xử phạt hành chính, xử lý vi phạm qua hình ảnh. Ngoài ra, cần tiếp tục đẩy mạnh xây dựng hệ thống giao thông công cộng hiện đại mà chủ lực là xe buýt. “Tham gia giao thông là quyền và nhu cầu chính đáng của mỗi người theo luật định. Tuy nhiên, TNGT giờ đây không còn là nỗi đau của riêng ai, nó có tác động xấu đến tương lai, số phận của gia đình trong xã hội.

Chính vì vậy, vì hạnh phúc, vì cuộc sống bình yên của chính bản thân mình, của gia đình và cộng đồng, hãy phát huy tinh thần tích cực, tự giác của mỗi người và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, cùng chung tay hành động và hành động quyết liệt hơn nữa góp phần kiềm chế và đẩy lùi tai nạn giao thông bằng các việc làm thiết thực. Xã hội ngày càng phát triển, một trong những hành động nhỏ bé góp phần gìn giữ và đóng góp cho sự phát triển đó đôi khi chỉ đơn giản là việc mỗi cá nhân hãy có ý thức khi tham gia giao thông” - Chuyên viên Công ty Cổ phần tư vấn DLS Việt Nam chia sẻ.

Rõ ràng, để giảm TNGT cần bắt đầu từ ý thức của người tham gia giao thông. Cùng với công tác tuyên truyền, giáo dục, lực lượng chức năng cũng cần tiếp tục duy trì, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm để răn đe và công bằng với tất cả mọi người, tránh hiện tượng “nhờn luật”. Qua đó, dần tạo nên ý thức tự giác trong chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông của mỗi người.

Đinh Luyện

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này