Mâu thuẫn chung cư:

Nghịch lý dân “bầu” nhưng dân không ủng hộ

17:24 | 01/11/2018
(LĐTĐ) Thành lập được ban quản trị đã khó và để tìm được một ban quản trị có “tâm, tầm” lại càng khó hơn. Thực tế hiện nay cho thấy, tại nhiều chung cư dù đã có ban quản trị cũng chưa hết những tranh chấp. Thậm chí, mâu thuẫn giữa cư dân và ban quản trị còn phức tạp, kéo dài và phức tạp chẳng thua kém gì những tranh chấp với chủ đầu tư.
nghich ly dan bau nhung khong ung ho Hà Nội xin cơ chế đặc biệt trong việc cải tạo chung cư cũ
nghich ly dan bau nhung khong ung ho Dân sẵn sàng nếu có chính sách hợp lý
nghich ly dan bau nhung khong ung ho Xử phạt nghiêm chủ đầu tư vi phạm về quản lý, vận hành chung cư

Theo thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, trên địa bàn thành phố có 688 cụm, tòa nhà chung cư thương mại đã đưa vào sử dụng, nhưng đến nay mới có 418 cụm, tòa nhà thành lập được ban quản trị (BQT). Trong số này còn hơn 100 toà nhà có những mâu thuẫn giữa chủ đầu tư – cư dân, BQT – cư dân.

Lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội cho rằng việc bầu ra BQT phần lớn là do “cảm tính”, trong khi BQT được giao quá nhiều quyền cho việc từ chi tiêu đến giám sát quản lý quỹ của cư dân, thu phí dịch vụ, thu phí dịch vụ quảng cáo trong tòa nhà, phí trông giữ xe…

nghich ly dan bau nhung khong ung ho
Chung cư Văn Phú Victoria nơi xảy ra mâu thuẫn giữa ban quản trị và cư dân.

"Việc thành lập BQT dựa trên kết quả hội nghị nhà chung cư nên chất lượng, hiệu quả hoạt động của các thành viên BQT chưa được kiểm chứng. Bên cạnh đó, quyền hạn và nhiệm vụ, trách nhiệm của Trưởng ban, Phó ban và các thành viên và các chế tài xử lý đối với hành vi sai phạm chưa rõ ràng dẫn đến sự không ổn định trong hoạt động của các thành viên BQT" - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho hay.

Điển hình trong số này phải kể đến mâu thuẫn ban quản trị chung cư Văn Phú Victoria và cư dân kéo dài dai dẳng, âm ỉ suốt hơn một năm đã bùng phát khi cư dân đồng loạt treo băng rôn, khẩu hiệu yêu cầu ban quản trị do chính họ bầu ra phải từ nhiệm.

Theo phản ánh của cư dân, từ năm 2016, sau hơn một năm hoạt động, BQT đã không đại diện được cho lợi ích của số đông cư dân, tự ý sử dụng phí bảo trì mà không có kế hoạch, dự toán chi được cư dân thông qua...

Về vấn đề này, một số chủ đầu tư bất động sản uy tín tại Hà Nội cho rằng thực tế hiện nay, không ít cư dân muốn vào được BQT do “tham” những lợi ích rất lớn gắn với quyền hạn và trách nhiệm của đơn vị này.

Ngay sau khi BQT được thành lập, chủ đầu tư sẽ bàn giao lại cho BQT bao gồm cả khoản tiền phí bảo trì lên tới hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ đồng. Với một khoản tiền lớn như vậy, nếu gửi ngân hàng thì chắc chắn lợi ích của thành viên BQT không phải là nhỏ.

nghich ly dan bau nhung khong ung ho
Mâu thuẫn chung cư bùng phát khi "lợi ích" được đặt lên hàng đầu.

Như vậy, lợi ích chính là nguyên nhân khiến không ít cư dân tranh nhau vào vị trí này, thậm chí đấu tố nhau, tranh giành quyền lợi ngay trong nội bộ ban quản trị hay giữa ban quản trị với cư dân khiến nhiều chung cư không ngày nào được yên ổn, hết lập lên rồi lại hạ xuống, vị lãnh đạo này cho hay.

Chính vì vậy tại nhiều chung cư “cao cấp” tại Hà Nội hiện nay, người dân thậm chí còn không muốn thành lập BQT để chủ đầu tư buộc phải có trách nhiệm với dự án và chuyên nghiệp hơn trong hoạt động quản lý và vận hành tòa nhà.

Thực tế, nhiều chuyên gia cho rằng nguyên nhân dẫn đến tình trạng mâu thuẫn chung cư là do sự thiếu vào cuộc của các cấp chính quyền trong công tác kiểm tra, đôn đốc...

Cần phải hiểu rõ, việc nêu ra những tồn tại không phải để quy trách nhiệm mà là để làm rõ trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước cũng như trách nhiệm của cơ quan tham mưu với thành phố trong công tác quản lý nhà chung cư.

Từ đó để các cơ quan quản lý nhà nước, chủ đầu tư, các ban, công ty quản lý, vận hành các tòa nhà chung cư tìm ra hướng giải quyết một cách triệt để, hiệu quả nhất.

Tuấn Dũng

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này