Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu tại các đô thị

16:28 | 01/11/2018
(LĐTĐ) Ngày 31/10, tại Hà Nội, Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Chương trình định cư con người Liên Hợp quốc (UN-Habitat) tổ chức Hội thảo Hành động ứng phó biến đối khí hậu đô thị và cấp địa phương. Đây là một trong những hoạt động nhằm nâng cao năng lực cho chính quyền địa phương về quy hoạch và thực hiện kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu.  
chu dong ung pho voi bien doi khi hau tai cac do thi Hà Nội: Nâng cao hiểu biết về biến đổi khí hậu cho sinh viên
chu dong ung pho voi bien doi khi hau tai cac do thi Hà Nội ứng phó với biến đổi khí hậu: Nhiều việc cần làm
chu dong ung pho voi bien doi khi hau tai cac do thi Hà Nội chủ động hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu

Theo đó, thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu (BĐKH) được thông qua tại Hội nghị COP 21, với trọng tâm thực hiện Báo cáo đóng góp do quốc gia tự quyết định, đã đưa ra cách tiếp cận từ dưới lên. Đó là các quốc gia tự đưa ra các cam kết đóng góp phù hợp với điều kiện quốc gia mình.

Để biết mức cam kết đó đã phù hợp với trách nhiệm trong quá khứ, hiện đại và dự báo tương lai hay chưa, cứ 5 năm một lần, các quốc gia tham gia Thỏa thuận Paris sẽ tổ chức Đối thoại Talanoa, trong đó tập trung thảo luận 3 câu hỏi: Chúng ta đang ở đâu? Chúng ta muốn đi đâu? Làm thế nào đến được đó? Trả lời câu hỏi cuối cùng chính là đóng góp của các thành phố, các địa phương vào nỗ lực chung của quốc gia thực hiện các cam kết ứng phó BĐKH.

chu dong ung pho voi bien doi khi hau tai cac do thi
Hội thảo góp phần tăng tính chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu tại các đô thị. Ảnh: Đ.L

Đối thoại sẽ được thử nghiệm lần đầu tiên tại Hội nghị COP24, dự kiến diễn ra vào tháng 12/2018. Kết quả hội thảo chính là nguồn thông tin đầu vào để đoàn công tác của Việt Nam mang đến buổi đối thoại tại COP 24.

Đại diện UN-Habitat tại Việt Nam chia sẻ, dân số khu vực đô thị hiện chiếm 45% trong 7,6 tỷ người trên trái đất. Tốc độ đô thị hóa nhanh đã kéo theo nhiều thách thức, trong đó có vấn đề phát thải khí nhà kính. Việc tìm các giải pháp cũng phải được thực hiện ở chính các đô thi, nơi tập trung hạ tầng hiện đại và hệ thống kết nối phát triển nhất.

Tại Hội thảo, các diễn giả đã trình bày về đóng góp do quốc gia tự quyết định của Việt Nam, những cập nhật và kế hoạch và kế hoạch thực hiện, chia sẻ kinh nghiệm ứng phó BĐKH của Hà Nội, Thanh Hóa, Cần Thơ, TP Hồ Chí Minh; kinh nghiệm quy hoạch ứng phó BĐKH và phát thải thấp của Philippines, Công ước thị trưởng toàn cầu về khí hậu và năng lượng áp dụng tại Indonesia; cùng các mô hình thực tế của các tổ chức phi chính phủ, trường đại học, doanh nghiệp…

Hội thảo “Hành động ứng phó BĐKH đô thị và cấp địa phương” nằm trong khuôn khổ dự án “Tăng cường phối hợp các cấp thúc đẩy Phát triển các-bon thấp” (V-LED) và được tổ chức nhân Ngày Đô thị thế giới 31/10 với chủ đề: Xây dựng các thành phố bền vững và có khả năng chống chịu BĐKH. Các hoạt động nhân ngày này nhằm kêu gọi công đồng thế giới quan tâm và thúc đẩy các giải pháp cho vấn đề đô thị hóa, tăng cường hợp tác giữa chính quyền các quốc gia trên thế giới, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững số 11 về phát triển bền vững các đô thị.

Đ.L

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này