Đừng để ăn vào… mắc bệnh

Kỳ 1: Giật mình với bệnh ung thư

15:07 | 23/10/2018
(LĐTĐ) Trung bình mỗi năm cả nước có hàng trăm ngàn người mắc và chết vì căn bệnh ung thư. Trong đó thói quen sinh hoạt và ăn uống thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh là một trong các nguyên nhân. Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh tật nói chung, bệnh ung thư nói riêng bằng việc kiểm soát cơ chế sản xuất, nuôi trồng lưu thông, sử dụng cũng như công tác quản lý nhà nước liên quan đến các mặt hàng nông sản, hóa chất, thuốc bảo vệ thực phẩm là vấn đề của toàn thể hệ thống chính trị.
ky 1 giat minh voi benh ung thu Hy hữu người đàn ông thoát án tử ung thư 48 năm
ky 1 giat minh voi benh ung thu 7 loại thực phẩm có thể phòng ngừa ung thư
ky 1 giat minh voi benh ung thu Những thực phẩm nên ăn trước khi ngủ

Hiện nay, số người chết và mắc mới căn bệnh ung thư do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó, thực phẩm bẩn là một trong những nguyên nhân dẫn đầu gây gia tăng bệnh ung thư tại Việt Nam.

35 % mắc bệnh ung thư do sử dụng thực phẩm bẩn

Theo ghi nhận số ca mắc bệnh ung thư năm 2018, mỗi năm ở nước ta có khoảng 164.671 ca mới mắc và 114.871 ca tử vong do ung thư. Phần lớn người bị bệnh ung thư đến khám và điều trị ở giai đoạn muộn nên việc điều trị càng khó khăn và tốn kém.

ky 1 giat minh voi benh ung thu
Thực phẩm bẩn là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng bệnh ung thư. Ảnh: TTXVN

Theo các chuyên gia y tế, ung thư là bệnh lý gây ra do nhiều nguyên nhân kết hợp, trong đó chỉ có 5 - 10% ung thư phát sinh do các rối loạn trong cơ thể, 80% do liên quan yếu tố môi trường sống, còn lại là do các nguyên nhân khác.

Cụ thể, 10% nguyên nhân bên trong bao gồm các rối loạn nội tiết, tổn thương có tính di truyền. Đơn cử, trong gia đình có mẹ, chị em gái mắc ung thư vú thì người đó có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn 4 - 6 lần người bình thường. Hoặc những trường hợp bệnh nhân bị đa polyp đại tràng sẽ có nguy cơ mắc ung thư đại tràng, ung thư ruột cao hơn...

Ung thư không giống như những bệnh truyền nhiễm hay bệnh nhiễm khuẩn khác có thể phát hiện ra ngay. Việc tích lũy yếu tố gây bệnh là quá trình lâu dài, tùy theo cơ địa từng người. Nhưng các chuyên gia y tế khẳng định, việc hấp thụ vào cơ thể lượng thực phẩm nhiễm độc càng nhiều thì nguy cơ mắc bệnh ung thư càng lớn.

Trong đó, thực phẩm bẩn bao gồm rau củ có dư lượng thuốc bảo quản thực vật, lợn có chất tăng trọng, chất tạo nạc, các chất kích thích tăng trưởng,… khiến nhiều người mắc ung thư. Thực phẩm bẩn khi được đưa vào cơ thể ban đầu có thể gây các phản ứng tức thời như: Ngộ độc, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy. Về lâu dài có thể gây các bệnh mạn tính, đột biến gen, ung thư… dẫn tới tử vong. Ngoài ra, những thực phẩm đã lên men, chế biến sẵn tồn dư nhiều chất bảo quản như thịt, dưa, cà muối, thịt hun khói, xúc xích, xì dầu… cũng là nguyên nhân dẫn tới căn bệnh chết người này.

Trong số các nguyên nhân liên quan đến yếu tố môi trường, việc hút thuốc, chế độ dinh dưỡng không hợp lý và ô nhiễm thực phẩm chiếm tới 65% nguyên nhân gây ung thư. Trong đó, thuốc lá là nguyên nhân gây ra 30% trong tổng số các loại ung thư như: Ung thư phổi, ung thư thanh quản, khoang miệng, bàng quan, tuỵ, vú, dạ dày, cổ tử cung...

Ô nhiễm môi trường chiếm 2-8%. Tia phóng xạ, loại nguyên nhân này chiếm khoảng 3%, phát ra từ các máy chụp X-quang, các chất phóng xạ có khả năng gây thương tổn gen và sự phát triển tế bào gây u hạch, giáp trạng, máu...Tia cực tím gây ung thư da. Đặc biệt, theo điều tra dịch tễ học của Hiệp hội ung thư thế giới thì có khoảng 35% ca mắc bệnh ung thư có nguồn gốc thực phẩm không an toàn, vì nó chứa các chất độc hại gây ra sự đột biến tế bào ở con người.

Ung thư không giống như những bệnh truyền nhiễm hay bệnh nhiễm khuẩn khác có thể phát hiện ra ngay. Việc tích lũy yếu tố gây bệnh là quá trình lâu dài, tùy theo cơ địa từng người. Nhưng các chuyên gia y tế khẳng định, việc hấp thụ vào cơ thể lượng thực phẩm nhiễm độc càng nhiều thì nguy cơ mắc bệnh ung thư càng lớn.

Trong đó, thực phẩm bẩn bao gồm rau củ có dư lượng thuốc bảo quản thực vật, lợn có chất tăng trọng, chất tạo nạc, các chất kích thích tăng trưởng,… khiến nhiều người mắc ung thư. Thực phẩm bẩn khi được đưa vào cơ thể ban đầu có thể gây các phản ứng tức thời như: Ngộ độc, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.

Về lâu dài có thể gây các bệnh mạn tính, đột biến gen, ung thư… dẫn tới tử vong. Ngoài ra, những thực phẩm đã lên men, chế biến sẵn tồn dư nhiều chất bảo quản như thịt, dưa, cà muối, thịt hun khói, xúc xích, xì dầu… cũng là nguyên nhân dẫn tới căn bệnh chết người này.

Nỗi ám ảnh thực phẩm chế biến sẵn

Không chỉ có các chất cấm trong thực phẩm mới là nỗi lo của người tiêu dùng, mà các sản phẩm thực phẩm chế biến sẵn hấp dẫn qua chiên rán cũng rất đáng báo động. Tại hội thảo, sức khỏe và an toàn thực phẩm do Viện Kiểm nghiệm an toàn thực phẩm Quốc gia phối hợp với Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế tổ chức vừa qua, PGS Lê Thị Hồng Hảo, Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm An toàn thực phẩm Quốc gia cho biết, tình trạng an toàn thực phẩm hiện nay rất đáng lo ngại cho sức khỏe người dân, đặc biệt là tình trạng dầu ăn không đảm bảo.

Theo bà Hảo, tại Việt Nam tình trạng dầu ăn bẩn không hiếm, các loại dầu ăn không rõ nguồn gốc được đóng trong chai, túi ni lông bán tràn lan ở các chợ. PGS Hảo cho biết, không chỉ sử dụng dầu ăn chiên đi chiên lại, mà nhiều quán ăn còn sử dụng dầu ở nhiệt độ quá cao cũng ảnh hưởng tới sức khỏe. Đáng lo ngại, khi dầu bị đun nóng nhiều lần, thành phần hoá học sẽ thay đổi: Vitamin A, E và một số chất dinh dưỡng trong dầu bị phá hủy và sẽ xuất hiện một số chất độc như aldehyde, fatty acid oxide...

Những chất này, khi đi vào cơ thể, sẽ phá hủy các men tiêu hóa làm khó tiêu, gây nhức đầu, chóng mặt, đau bụng, tiêu chảy, huyết áp tăng cao...Ngoài ra, dầu ăn chiên đi chiên lại nhiều lần sẽ dễ bị oxy hóa do tiếp xúc với oxy từ bên ngoài môi trường. Điều này không chỉ dẫn đến sự thay đổi bất lợi về mùi vị và màu sắc của món ăn mà còn gây các bệnh lý mãn tính như ung thư, tiểu đường, tim mạch...

Bà Hảo cho hay để nhận biết dầu ăn an toàn bằng mắt thường và mùi vị là vô cùng khó khăn. Bởi vì dầu bẩn vẫn có thể không có mùi, màu nào khác lạ vì thế người tiêu dùng nên tránh xa những loại dầu, mỡ không rõ nguồn gốc và khi sử dụng nếu thấy có mùi lạ phải bỏ ngay.

Đồng quan điểm trên, Ths. BS Vũ Hồng Anh, Trưởng Khoa nội soi thăm dò chức năng Bệnh viện E cho rằng rất nhiều loại ung thư liên quan tới chế độ ăn uống gia tăng trong những năm gần đây tại Việt Nam. Tiêu biểu là ung thư đại trực tràng, tỷ lệ bệnh này ở nam giới tăng khá nhanh. Nguyên nhân chủ yếu vẫn do môi trường sống và thói quen ăn uống thiếu khoa học chiếm tới 65%. Đặc biệt các chất bảo quản thực phẩm, các chất nhuộm màu gây ra nhiều bệnh ung thư như: Dạ dày, gan, đại tràng, phổi, thực quản…

Việc người dân thường xuyên sử dụng thực phẩm bẩn là nguyên ngân gần nhất dẫn tới bệnh ung thư, nó cũng chính là nguy cơ hàng đầu của nhiều bệnh ung thư tại Việt Nam. Bởi vậy, để giảm tối đa việc nhiễm bệnh, người dân cần chú ý tới việc ăn uống như ăn nhiều chất xơ, ăn đủ ít nhất 5 loại trái cây, rau xanh mỗi ngày. Chế độ ăn này sẽ làm giảm cholesterol trong huyết thanh và hoa quả, rau, ngũ cốc đều có hàm lượng chất xơ cao. Đồng thời, người dân cần bổ sung thêm các chất như sắt, calci, thiếc và giảm lượng muối trong từng bữa ăn, đặc biệt là những thực phẩm muối, xông, hun....

Cho đến nay, nền y học thế giới và cả Việt Nam vẫn phải dựa vào phương pháp phẫu thuật, xạ trị, hóa trị để điều trị ung thư. Chính vì thế thay vì lo lắng hay đề phòng mọi thứ thức ăn khi tiếp xúc, người dân nên chú ý thay đổi thói quen sinh hoạt và cần đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm những bất thường sức khỏe trong đó có căn bệnh ung thư.

Nguyễn Minh (Còn tiếp)

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này