Để hàng Việt thực sự chinh phục được người Việt: Cần và phải tiếp tục làm gì?

11:02 | 28/09/2018
(LĐTĐ) Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được phát động gần 20 năm, có thể khẳng định, đây là một chủ trương lớn và đã có hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên, theo ý kiến của các chuyên gia kinh tế, đã đến lúc câu chuyện “vận động” dừng lại, thay vào đó là cụm từ “chinh phục”. Vậy làm thế nào để hàng Việt chinh phục được người Việt? Xung quanh vấn đề này, PV đã  có cuộc trao đổi với ông Vũ Vinh Phú - Nguyên Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội xung quanh vấn đề này. 
de hang viet thuc su chinh phuc duoc nguoi viet can va phai tiep tuc lam gi Hội chợ hàng Việt TP Hà Nội năm 2018 thu hút 170 doanh nghiệp
de hang viet thuc su chinh phuc duoc nguoi viet can va phai tiep tuc lam gi Vận động đoàn viên, CNVCLĐ ưu tiên dùng hàng Việt
de hang viet thuc su chinh phuc duoc nguoi viet can va phai tiep tuc lam gi Người tiêu dùng đã không còn quay lưng với hàng Việt

PV: Kể từ khi Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được triển khai, hàng hóa, thương hiệu Việt đã có sự thay đổi như thế nào?

de hang viet thuc su chinh phuc duoc nguoi viet can va phai tiep tuc lam gi
Ông Vũ Vinh Phú, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội

Ông Vũ Vinh Phú: Đã qua hàng chục năm, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã đạt được một số kết quả nhất định. Cuộc vận động này đã thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng Việt ở thị trường nội địa, hàng hóa Việt Nam đã có nhiều cải tiến về mẫu mã, chất lượng và giá cả để từng bước cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu của các nước.

Nhiều thương hiệu đã được người tiêu dùng yêu thích như: Vinamilk, TH Truemilk, May 10, Giầy da Hà Nội, Bóng đèn phích nước Rạng Đông, chè Thái Nguyên, bưởi Diễn, nho Ninh Thuận, nước mắm Phú Quốc, …Những mặt hàng đó, ngoài phục vụ thị trường trong nước, cũng đã vươn ra xuất khẩu tới nhiều nước trên thế giới. Qua đó, đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ về thương hiệu, tạo dựng được uy tín với người tiêu dùng.

PV:Thành công là vậy, tuy nhiên có thể nói hiện nay đại đa số người Việt vẫn chuộng hàng ngoại hơn hàng nội, vậy đâu là nguyên nhân?

Ông Vũ Vinh Phú: Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng tựu chung là các sản phẩm trong nước còn chưa thật sự đáp ứng được nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng, đặc biệt là những người có thu nhập khá trở lên.

de hang viet thuc su chinh phuc duoc nguoi viet can va phai tiep tuc lam gi
Cần thay đổi chủ trương từ “ưu tiên” sang “chinh phục” người tiêu dùng.

Một yếu tố nữa là tâm lý của người tiêu dùng, do các sản phẩm của chúng ta cũng không có nhiều chi phí quảng cáo, các chiêu thức khuyến mại như các sản phẩm nước ngoài, cũng là một tác động đến tâm lý tiêu dùng.Thêm nữa, những người có ảnh hưởng lớn đến đại bộ phận quần chúng cần phải gương mẫu trong việc chọn lựa và ưu tiên dùng hàng Việt, ví dụ như những người nổi tiếng, các ngôi sao, chính khách...

PV: Bên cạnh việc yếu về mặt truyền thông, theo ông đâu là những hạn chế mà doanh nghiệp Việt cần khắc phục?

Theo tôi, không dễ dàng để chúng ta thuyết phục được người tiêu dùng chỉ bằng việc vận động, kêu gọi. Đặc biệt ở những vùng nông thôn, thậm chí trong gia đình họ có 70 - 80% là hàng Trung Quốc. Đó là điều chúng ta rất nên suy nghĩ.

Vì thế, đã đến lúc Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cần được xem lại và phải thay đổi tâm thế để chuyển thành cuộc vận động “Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam”. Chúng ra phải thay đổi chủ trương, giờ đây không thể xử dụng từ “ưu tiên” mà là “chinh phục” người tiêu dùng xã hội.

Chúng ta hãy kiên trì phấn đấu để 5-10 năm nữa, Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất và phân phối một số nhóm hàng hóa, nhất là nông sản thực phẩm rau quả cho khu vực và một số nước trên thế giới. Mục tiêu là tạo thêm công ăn việc làm, giá trị gia tăng và lợi nhuận cho cả chuỗi sản xuất phân phối hàng Việt.

Ông Vũ Vinh Phú: Nghiêm túc mà đánh giá, có thể nói, còn nhiều mặt yếu điểm của hàng Việt mà người tiêu dùng chưa thể ưu tiên ngay được, đó là: Hàng hóa Việt đa phần còn sản xuất nhỏ lẻ, quy mô hạn chế, chất lượng không đồng đều, vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả có những mặt hàng còn cao hơn so với các mặt hàng tương tự của các nước. Bên cạnh đó, hàng Việt ít được cải tiến mẫu mã, bao bì, hình thức chưa bắt mắt…

Trong khi đó, công tác quảng bá tiếp thị xúc tiến thương mại, mở rộng kênh phân phối cũng còn nhiều việc phải làm, đặc biệt là các chuỗi liên kết giữa các chuỗi sản xuất và phân phối, các mặt hàng như nông sản thực phẩm thiết yếu cho đời sống tiêu dùng, còn nhiều vướng mắc khó khăn; việc liên kết 4 nhà và sắp tới là 6 nhà chỉ thành công khi người sản xuất Việt và phân phối Việt biết xích lại gần nhau và phải biết lấy mục tiêu tối thượng là bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và cạnh tranh với hàng hóa ngoại nhập. Có như vậy, hàng Việt mới thực sự được người tiêu dùng đón nhận.

PV: Hiện nay rất nhiều chương trình được triển khai đưa hàng Việt về các vùng vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa…ông đánh giá thế nào về chương trình này?

Vũ Vinh Phú: Khẳng định lại một lần nữa để thấy rằng, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được phát động là một chủ trương lớn và đã có hiệu quả thiết thực, trong đó có cả việc chương trình được triển khai một cách sâu rộng. Hiện nay, không chỉ người dân ở các thành phố lớn, mà với vùng nông thôn, các khu công nghiệp, khu chế xuất…người dân cũng đều được thụ hưởng như nhau.

Bên cạnh đó, việc đưa hàng Việt về nông thôn còn là cơ hội để các doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất giới thiệu, quảng bá sản phẩm của mình đến gần hơn với người tiêu dùng, đồng thời tìm kiếm cơ hội đưa hàng hóa vào các hệ thống phân phối lớn, hiện đại.

Tuy nhiên theo tôi, để hàng Việt Nam thật sự khẳng định được thương hiệu, cũng như chiếm được niềm tin của người tiêu dùng trong bối cảnh cả hệ thống phân phối Việt và hàng hóa Việt đang bị xâm lấn từng bước ở thị trường nội địa, thì rất cần một sự đổi mới về nhận thức của người tiêu dùng đối với hàng Việt. Bởi lẽ, tâm lý của người tiêu dùng hàng Việt Nam (với đối tượng có thu nhập trung bình và hơi thấp một chút), họ chỉ quan tâm hàng đó có tốt không, chất lượng thế nào và giá cả. Họ không quan tâm đến quốc tịch của mặt hàng đó.

PV: Vậy theo ông, chúng ta cần làm gì để có thể thay đổi nhận thức của người tiêu dùng?

Vũ Vinh Phú: Theo tôi, không dễ dàng để chúng ta thuyết phục được người tiêu dùng chỉ bằng việc vận động, kêu gọi. Đặc biệt ở những vùng nông thôn, thậm chí trong gia đình họ có 70-80% là hàng Trung Quốc. Đó là điều chúng ta rất nên suy nghĩ. Vì thế, đã đến lúc Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cần được xem lại và phải thay đổi tâm thế để chuyển thành cuộc vận động “Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam”.

Chúng ra phải thay đổi chủ trương, giờ đây không thể xử dụng từ “ưu tiên” mà là “chinh phục” người tiêu dùng xã hội. Chúng ta hãy kiên trì phấn đấu để 5 - 10 năm nữa, Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất và phân phối một số nhóm hàng hóa, nhất là nông sản thực phẩm rau quả cho khu vực và một số nước trên thế giới. Mục tiêu là tạo thêm công ăn việc làm, giá trị gia tăng và lợi nhuận cho cả chuỗi sản xuất phân phối hàng Việt.

Hiện nay đã có rất nhiều cuộc hội thảo bàn về vấn đề này, tuy nhiên điều quan trọng là công tác tổ chức thực hiện cần phải thay đổi như: Cơ chế chính sách cho sản xuất và phân phối, tiếp cận đất đai, nguồn vốn, khoa học công nghệ, logistic, quảng bá tiếp thị với một chi phí hợp lý, thời gian ngắn nhất tạo tiền đề cho việc nâng cao năng suất lao đông, hạ giá thành sản phẩm, giảm bớt những khâu trung gian, chi phí vô lý…Làm được như vậy, chắc chắn hàng Việt sẽ từng bước “chinh phục” người Việt Nam một cách thực sự, bền vững và hiệu quả.

Đỗ Đạt (Thực hiện)

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này