Ngành nông nghiệp: Làm gì để không bị tụt hậu?

14:48 | 21/09/2018
(LĐTĐ) Tại Việt Nam, phát triển nông nghiệp 4.0 là xu hướng tất yếu trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng. Việt Nam không thể đứng ngoài làn sóng này. Tuy nhiên, để ngành nông nghiệp có bước phát triển mang tính bền vững, theo các chuyên gia, cần tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, công nghệ mới, đặc biệt là những lợi ích từ cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN 4.0) lần thứ 4 mang lại.
nganh nong nghiep lam gi de khong bi tut hau Ngành nông nghiệp Thủ đô khởi sắc
nganh nong nghiep lam gi de khong bi tut hau Nông sản Việt vẫn gặp khó khi vươn ra thế giới
nganh nong nghiep lam gi de khong bi tut hau Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp

Đề cập đến ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, tại Diễn đàn Công nghệ Nông nghiệp và Thủy sản Mekong 2018 do Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ (Bộ KH&CN) tổ chức vừa qua, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng cho biết, với những diễn biến bất thường do biến đổi khí hậu và tình trạng ô nhiễm môi trường gây ra, ngành nông nghiệp đang đứng trước thách thức lớn.

nganh nong nghiep lam gi de khong bi tut hau
Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp sẽ tạo nhiều mô hình mới, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Vì thế, để phát triển bắt buộc các vùng, các địa phương phải thay đổi tư duy, cách nghĩ và cách làm, theo đó sản xuất nông nghiệp phải dựa trên việc ứng dụng công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, công nghệ mới nhất của cuộc CMCN 4.0.

Với ưu điểm của nông nghiệp 4.0 là tạo ra các nông sản chất lượng, năng suất cao ngay cả trong những điều kiện bất thuận; điều kiện làm việc của người lao động tốt hơn, thông qua kết nối di động, ngồi ở nhà mà nông dân vẫn có thể biết được diễn biến lô thửa cây trồng trên đồng ruộng và từng ô chuồng, từng con gia súc để ra các quyết định đúng, hiệu quả. Ngay Isarel, một quốc gia nghèo tài nguyên, song nhờ ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất mà nông nghiệp sa mạc được phát triển với những khu nông nghiệp khép kín, giá trị mỗi héc ta lên tới 120.000 - 150.000 USD/năm.

Trước sự phát triển mạnh mẽ của cuộc CMCN 4.0, đặc biệt là đối với ngành nông nghiệp, Thứ trưởng Trần Văn Tùng cho biết, những năm gần đây, nhờ đầu tư nghiên cứu, ứng dụng KH&CN trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp tại các địa phương trên cả nước, các viện nghiên cứu, doanh nghiệp đã tạo ra nhiều giống cây trồng, giống vật nuôi có giá trị kinh tế cao và các quy trình công nghệ sản xuất tiên tiến, phù hợp với đặc điểm của từng vùng, từng bước phát triển những sản phẩm chủ lực có lợi thế, có tính cạnh tranh cao trên thị trường, đem lại hiệu quả kinh tế lớn góp phần phát triển bền vững nền kinh tế - xã hội của các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu về ứng dụng KH&CN nhưng theo đánh giá của nhiều chuyên gia và nhà quản lý, vai trò của KH&CN với phát triển kinh tế xã hội giữa các vùng còn hạn chế, KH&CN chưa thực sự được coi là động lực then chốt. Trước thực trạng trên, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng cho rằng, cần phải thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL.

Đặc biệt là các công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, công nghệ thông minh, các giải pháp công nghệ tự động, công nghệ trên nền tảng IoT, qua đó từng bước góp phần làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, gia tăng tính cạnh tranh hàng hóa vùng, tiến tới làm thay đổi phương thức sản xuất từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hiện đại.

Đồng quan điểm này, TS. Lê Quý Kha, Phó Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam cũng cho rằng, cần chuyển tư duy sản xuất nông nghiệp đảm bảo an ninh lương thực sang sản xuất nông nghiệp hàng hóa, đa dạng, quy mô lớn, hiện đại gắn với thị trường tiêu thụ, để làm sao biến ĐBSCL không chỉ là nơi tiếp thu, ứng dụng thành tựu KH&CN của thế giới mà còn là nơi phát minh, sáng tạo ra nhiều mô hình mới đặc sắc trong nền nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu.

Cũng theo TS. Lê Quý Kha, nông nghiệp Việt Nam dù muốn hay không chúng ta không nên quá kỳ vọng vào việc toàn ngành nông nghiệp phải đạt đến trình độ 4.0, mà chỉ cần có chính sách phù hợp để sự kết nối cung cầu về nông nghiệp 4.0 được gặp nhau dễ dàng, đơn giản, thông qua kiểm tra giám sát.

Tuấn Minh

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này