ASEAN 4.0:

Cơ hội doanh nghiệp Việt vươn tầm thế giới

11:58 | 07/09/2018
(LĐTĐ) Dù có rất nhiều khó khăn như cơ sở hạ tầng, thách thức trong chính sách quản lý, Việt Nam vẫn có những điểm mạnh nhất định để ứng dụng, làm chủ các công nghệ nổi bật của Cách mạng Công nghiệp (CMCN) 4.0. Bởi thế, Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới ASEAN 2018 (WEF ASEAN) diễn ra tại Hà Nội từ ngày 11 - 13/9/2018 với chủ đề “ASEAN 4.0: Tinh thần doanh nghiệp và CMCN lần thứ 4” sẽ là cơ hội lớn để các doanh nghiệp Việt nắm bắt phát triển.
co hoi doanh nghiep viet vuon tam the gioi Robot và bài toán công nghệ với doanh nghiệp Việt
co hoi doanh nghiep viet vuon tam the gioi Nhu cầu và giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam
co hoi doanh nghiep viet vuon tam the gioi Khoa học và công nghệ với doanh nghiệp Việt Nam trong cuộc cách mạng 4.0

Cơ hội cho doanh nghiệp Việt

Tiếp theo thành công của Hội nghị Thượng đỉnh Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 6 và Hội nghị cấp cao về Tam giác phát triển Campuchia, Lào, Việt Nam (CLV) lần thứ 10. Từ ngày 11 – 13/9 tới đây, Việt Nam sẽ tiếp tục đăng cai sự kiện kinh tế quan trọng WEF ASEAN 2018.

co hoi doanh nghiep viet vuon tam the gioi
WEF ASEAN 2018 cơ hội lớn để doanh nghiệp Việt phát triển

Sự kiện là một dấu mốc ghi nhận những đóng góp cụ thể nhất của Việt Nam với tư cách là một thành viên tích cực, chủ động của WEF kể từ sau lần đầu tiên Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác với WEF về phát triển nền kinh tế Việt Nam tự cường, trước CMCN 4.0 tại Hội nghị Davos Thụy Sĩ năm 2017.

Là một trong những diễn đàn toàn cầu uy tín và hoạt động hiệu quả, WEF thu hút sự quan tâm và tham dự của hầu hết lãnh đạo các nước lớn trong khu vực và thế giới, các tổ chức quốc tế cũng như các tập đoàn, công ty hàng đầu thế giới. Hàng năm, WEF tổ chức nhiều diễn đàn cấp toàn cầu và khu vực, quy tụ các nhà lãnh đạo chính phủ, lãnh đạo doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các học giả từ khắp thế giới để bàn luận về những vấn đề kinh tế, phát triển và thời sự toàn cầu…

Những năm qua, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã từng bước tham gia vào các hoạt động của WEF như: Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel, Tập đoàn FPT, Tập đoàn VinGroup và VinaCapital, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn (SIG), Tập đoàn Hoa sen…

Các doanh nghiệp này đã tận dụng Diễn đàn để xây dựng các mạng lưới hợp tác, trao đổi kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp. Qua đó, đóng góp vào hệ giá trị kinh tế toàn cầu, cũng như đóng góp vào sự phát triển kinh tế Việt Nam.

Kể từ khi tham gia WEF vào năm 1989, quan hệ giữa Việt Nam và WEF phát triển nhanh chóng trên nhiều mặt. Từ vai trò khai phá quan hệ kinh tế Việt Nam với các nước phát triển trong điều kiện Việt Nam bị bao vây, cấm vận, sau gần 30 năm, WEF đã trở thành diễn đàn đối thoại quan trọng của Lãnh đạo Chính phủ Việt Nam với các tập đoàn hàng đầu thế giới, mang lại cho Việt Nam các cơ hội đầu tư và phát triển.

Nắm bắt cơ hội này, những năm qua, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã từng bước tham gia vào các hoạt động của WEF như: Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel, Tập đoàn FPT, Tập đoàn VinGroup và VinaCapital, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn (SIG), Tập đoàn Hoa sen…

Các doanh nghiệp này đã tận dụng Diễn đàn để xây dựng các mạng lưới hợp tác, trao đổi kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp. Qua đó, đóng góp vào hệ giá trị kinh tế toàn cầu, cũng như đóng góp vào sự phát triển kinh tế Việt Nam.

Đánh giá về tầm quan trọng của WEF, tại buổi tọa đàm với các doanh nghiệp về Hội nghị WEF ASEAN 2018 mới đây, Phó Thủ Tướng - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết, Việt Nam luôn tích cực hưởng ứng và tham gia các hoạt động, hội nghị của WEF như Hội nghị thường niên của WEF tại Davos (Thụy Sỹ), các Hội nghị WEF Đông Á trước đây và nay là Hội nghị WEF ASEAN. Phó Thủ tướng nhấn mạnh Hội nghị WEF ASEAN từ ngày 11-13/9/2018 tại Hà Nội, là một diễn đàn lớn và có uy tín trong khu vực, đồng thời là một trong những hoạt động đối ngoại quan trọng của Việt Nam trong năm 2018.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cũng khẳng định, Chính phủ Việt Nam luôn nhất quán và nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh nhằm tạo thuận lợi nhất cho sự phát triển của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp của Việt Nam ngày càng lớn mạnh và đóng góp quyết định vào sự phát triển năng động của kinh tế Việt Nam.

Nhiều doanh nghiệp lớn của Việt Nam hiện nay tiêu biểu cho thế hệ doanh nhân mới, sáng tạo và năng động của Việt Nam. Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đề nghị WEF tăng cường hợp tác, hỗ trợ các doanh nghiệp của Việt Nam tham gia các hoạt động của WEF để mở rộng mạng lưới kết nối với các tập đoàn hàng đầu thế giới, đóng góp vào sự phát triển của Việt Nam, khu vực và thế giới, đặc biệt là tại Hội nghị WEF ASEAN 2018.

Đối diện nhiều thách thức

Với chủ đề “ASEAN 4.0: Tinh thần doanh nghiệp và CMCN lần thứ 4”, Hội nghị WEF ASEAN 2018 là một trong những diễn đàn quan trọng và có uy tín trong khu vực, thúc đẩy đối thoại, chia sẻ ý tưởng, chính sách và hợp tác giữa các chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức xã hội trong và ngoài khu vực về tranh thủ cơ hội và xử lý các vấn đề CMCN 4.0 đang đặt ra cho các nước ASEAN và khu vực.

WEF ASEAN 2018 sẽ là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam kết nối, chia sẻ ý tưởng với các tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu thế giới. Và cũng là dịp để doanh nghiệp Việt tiếp cận với những nhà đầu tư hàng đầu thế giới là thành viên của WEF thông qua các diễn đàn mở có chủ đề “ASEAN 4.0 vì mọi người dân”, cùng các phiên thảo luận như: Diễn đàn toàn thể về khởi nghiệp, sáng tạo; Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh…

Đặc biệt, tại cuộc họp lần thứ 5 Ban Tổ chức Hội nghị WEF ASEAN 2018 (ngày 5/9/2018), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, Hội nghị WEF ASEAN 2018 thu hút hơn 900 đại biểu quốc tế tham dự, trong đó có nhiều đại biểu là lãnh đạo cấp cao của các nước thành viên ASEAN và một số nước trong khu vực.

Ngoài ra, Hội nghị còn thu hút sự tham dự của các tổ chức quốc tế lớn, lãnh đạo các doanh nghiệp hàng đầu thế giới và khu vực...Điều này cho thấy, sức hút của Việt Nam nói riêng và khu vực ASEAN nói chung trên trường quốc tế và đây cũng là dịp để doanh nghiệp Việt Nam kết nối, mở rộng hợp tác với các tập đoàn thành viên của WEF.

Trước cơ hội lớn đối với các doanh nghiệp Việt từ WEF ASEAN 2018, các chuyên gia kinh tế nhận định, CMCN 4.0 đang tạo ra cơ hội cho mọi người dân có thể khởi nghiệp, đồng thời mang lại cơ hội lớn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu và khu vực.

Đặc biệt, CMCN 4.0 với nhiều công nghệ đột phá mang tính sáng tạo đang loại bỏ dần ưu thế của kinh nghiệm, phương thức quản trị cũ và mô hình kinh doanh cũ…Do đó, các quốc gia đang phát triển như các nước ASEAN có cơ hội phát triển nhanh, bền vững nếu tạo dựng được môi trường thuận lợi cho đổi mới sáng tạo.

Tuy vậy, bên cạnh cơ hội phát triển, CMCN 4.0 đặt ra nhiều thách thức cho các nước ASEAN nói chung, cũng như các doanh nghiệp Việt nói riêng, theo đó một trong những thách thức lớn là chuyển dịch, thay thế lao động, nhất là trong các ngành sử dụng nhiều lao động do tác động của tự động hóa sâu rộng, tái cơ cấu ngành nghề và thay đổi mô hình sản xuất, kinh doanh.

Vì thế, để nắm bắt được cơ hội này, không chỉ là việc các doanh nghiệp đẩy mạnh mô hình kinh doanh dựa trên công nghệ số, thương mại điện tử…mà đòi hỏi phải đổi mới cả về tư duy, nhận thức và phương thức quản lý. Trong đó, việc có những thể chế, chính sách mở sẽ tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, cạnh tranh và bình đẳng cho các doanh nghiệp, cũng như môi trường đầu tư phát triển.

Đỗ Đạt

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này