Vi phạm pháp lệnh đê điều ở huyện Đan Phượng

Nỗi lo khi mùa mưa bão đang về

20:01 | 06/09/2018
(LĐTĐ) Do thiếu hụt mặt bằng, nhiều cơ sở sản xuất, chế biến lâm sản trên địa bàn xã Liên Hà, Liên Trung (huyện Đan Phượng) đã chiếm dụng cơ đê, mái đê để làm nơi tập kết nguyên liệu. Tình trạng này kéo dài nhiều năm qua và vẫn chưa được xử lý dứt điểm.  
van con tinh trang lan chiem vi pham ve de dieu o dan phuong LĐLĐ huyện Đan Phượng: Tổng kết hoạt động công đoàn trường học
van con tinh trang lan chiem vi pham ve de dieu o dan phuong Huyện Đan Phượng - Tăng cường Quản lý đô thị, quản lý đất đai
van con tinh trang lan chiem vi pham ve de dieu o dan phuong Đan Phượng bàn giao kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo

Theo khảo sát, trên địa bàn huyện Đan Phượng có 6 tuyến đê với tổng chiều dài hơn 30 km với 3 tuyến đê cấp I, tuy nhiên ở đây tình trạng tái vi phạm hành lang an toàn đê điều vẫn xảy ra trong thời gian dài ở địa bàn các xã có làng nghề.

van con tinh trang lan chiem vi pham ve de dieu o dan phuong
Một khối lượng lớn gỗ vẫn được người dân tập kết quanh chân đê khu vực xã Liên Hà

Điển hình là các xã Liên Trung, Liên Hà. Hai xã này vốn được nhiều người biết đến với nghề sản xuất, chế biến lâm sản. Trước nhu cầu cần mở rộng sản xuất kinh doanh nhưng mặt bằng lại bị hạn chế nên nhiều hộ gia đình đã lấn chiếm lòng đường, cơ đê, mái đê để tập kết nguyên liệu.

Tình trạng này không chỉ khiến cho việc đi lại của người dân gặp khó khăn, mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây sụt lún thân đê, đe dọa đến an toàn cho hệ thống đê trong mùa mưa bão.

van con tinh trang lan chiem vi pham ve de dieu o dan phuong
Gỗ để ngổn ngang dưới chân đê ở xã Liên Hà.

Được biết, tháng 6 vừa qua UBND huyện Đan Phượng đã có văn bản gửi UBND các xã Liên Trung, Liên Hà, Liên Hồng yêu cầu không để các hộ dân tái lấn chiếm, vi phạm về đê điều… Thế nhưng, tình trạng này vẫn ngang nhiên tồn tại.

Hiện tại trên địa bàn 2 xã Liên Trung, Liên Hà vẫn còn tình trạng người dân lấn chiếm cơ đê, mái đê để tập kết gỗ. Một số người dân cho biết, các bãi tập kết gỗ tại khu vực này đã tồn tại từ nhiều năm nay, nhưng đến nay vẫn chưa được các cơ quan chức năng xử lý triệt để.

Câu hỏi đặt ra là, việc không xử lý triệt để những vi phạm này là do chính quyền sở tại không kiên quyết hay cố tình làm ngơ?

van con tinh trang lan chiem vi pham ve de dieu o dan phuong
Gỗ được phơi khá thoải mái dưới chân đê khu vực xã Liên Trung.

Thiên tai vốn khó lường. Vì vậy, việc chủ động bảo đảm an toàn hệ thống đê điều của Thủ đô với các phương án phòng ngừa, ứng phó, đồng thời phải tăng cường kiểm soát, xử lý vi phạm một cách triệt để, dứt điểm là việc làm cấp thiết để hệ thống đê điều của Hà Nội thật sự là những tấm lá chắn vững vàng bảo vệ cuộc sống bình yên của người dân Thủ đô trước thiên tai bất thường.

Mới đây, UBND Thành phố đã ban hành văn bản số 2388/UB-KT về xử lý vi phạm pháp luật về đê điều, công trình thủy lợi. Theo đó, để đảm bảo an toàn đê điều, công trình thủy lợi trong mùa mưa lũ, UBND Thành phố yêu cầu Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã kiểm tra, rà soát, tổng hợp các vụ việc vi phạm pháp luật về đê điều, công trình thủy lợi trên địa bàn; chủ trì, phối hợp các Sở, ngành, đơn vị liên quan tổ chức đợt cao điểm xử lý vi phạm pháp luật về đê điều, công trình thủy lợi; kiên quyết xử lý dứt điểm, đúng quy định pháp luật các vụ việc vi phạm xảy ra năm 2018, báo cáo kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bên cạnh đó, Thành phố cũng yêu cầu các cơ quan chức năng trực thuộc, UBND xã, phường, thị trấn tăng cường kiểm tra, ngăn chặn ngay vụ việc vi phạm mới từ khi phát sinh; chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố nếu để xảy ra những vụ việc vi phạm mới sẽ bị xử lý đúng quy định của pháp luật.

Trước những vi phạm về pháp lệnh đê điều đang diễn ra, đề nghị UBND huyện Đan Phượng nhanh chóng kiểm tra, xử lý dứt điểm vi phạm.

Hà Phong (bài và ảnh)

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này