Cả nước có 3.420 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới

10:45 | 15/08/2018
Cả nước hiện có 3.420 xã (38,32%) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; 53 đơn vị cấp huyện thuộc 27 tỉnh, thành phố được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn hoặc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
ca nuoc co 3420 xa duoc cong nhan dat chuan nong thon moi Khẩn trương hoàn thiện Đề án hỗ trợ thôn, bản khó khăn xây dựng nông thôn mới
ca nuoc co 3420 xa duoc cong nhan dat chuan nong thon moi Chung sức xây dựng nông thôn mới
ca nuoc co 3420 xa duoc cong nhan dat chuan nong thon moi Phấn đấu năm 2018 đạt tiêu chí huyện nông thôn mới
ca nuoc co 3420 xa duoc cong nhan dat chuan nong thon moi Ấp nông thôn mới sẽ được triển khai trên toàn quốc
ca nuoc co 3420 xa duoc cong nhan dat chuan nong thon moi Xây dựng nông thôn mới và câu chuyện lòng tin của người dân

Thông tin trên được đề cập sáng nay (15/8) tại buổi Tọa đàm về vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) trong vận động và giám sát xây dựng nông thôn mới – thực trạng và giải pháp.

ca nuoc co 3420 xa duoc cong nhan dat chuan nong thon moi
Quang cảnh buổi tọa đàm

Tham dự, chủ trì tọa đàm có ông Nguyễn Văn Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban chỉ đạo Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; ông Trần Thanh Mẫn - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQVN.

Phát biểu khai mạc tọa đàm, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQVN Trần Thanh Mẫn cho biết: Thực hiện Nghị quyết 26 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, MTTQVN xác định đây là trách nhiệm và vào cuộc với tinh thần: Triển khai hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới chính là chăm lo tốt hơn cho đời sống của người dân nhất là khu vực nông thôn.

“Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết, chúng ta rất mừng khi rà soát 5 nhóm mục tiêu của Nghị quyết thì cơ bản đạt và vượt mục tiêu đề ra; 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp được vận dụng sáng tạo, góp phần quan trọng ổn định tình hình kinh tế xã hội và tăng trưởng kinh tế của mỗi địa phương và trong cả nước”, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn thông tin.

Theo báo cáo của MTTQVN, hiện nay cả nước có 3.420 xã (38,32%) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Có 53 đơn vị cấp huyện thuộc 27 tỉnh, thành phố được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn hoặc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Cả nước có 62,7% số xã đạt tiêu chí về thu nhập; 59,3% số xã đạt chuẩn tiêu chí hộ nghèo; 95% số xã đạt tiêu chí lao động có việc làm; có 72,2% số xã đạt tiêu chí về tổ chức sản xuất; 6.829 xã (76,5%) số xã đạt tiêu chí văn hóa.

Cả nước có 32 Liên hiệp Hợp tác xã nông nghiệp và 12.388 Hợp tác xã nông nghiệp; 4.823 sản phẩm đặc sản, dịch vụ du lịch cấp xã, huyện; 818 chuỗi nông sản an toàn. Có trên 500 loại mô hình tổ chức quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự ở địa bàn nông thôn; 61.158 Tổ an ninh nhân dân, 36.361 Tổ hòa giải, 92.623 Tổ tự quản...

Đặc biệt, từ thực tế, đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm tốt, nhiều khu dân cư kiểu mẫu, xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới và đang tiếp tục phấn đấu trở thành nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

ca nuoc co 3420 xa duoc cong nhan dat chuan nong thon moi
Lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương và Ủy ban Trung ương MTTQVN chủ trì tọa đàm

Tuy nhiên, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQVN cũng cho rằng, thực tiễn đang đặt ra một số vấn đề cần phải tiếp tục quan tâm, đó là tính bền vững, thực chất, mức độ được hưởng thụ và sự hài lòng thực sự của người dân đối với kết quả xây dựng nông thôn mới; một số hạn chế đã nêu trong Nghị quyết 26 nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết căn cơ, toàn diện như: Hiệu quả của công tác tuyên truyền, vận động còn hạn chế; chất lượng giám sát phản biện xã hội còn khiêm tốn.

Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cách thức sản xuất còn chậm; năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng, sức cạnh tranh nhiều mặt hàng còn thấp. Một số nơi, nông nghiệp và nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, môi trường ô nhiễm; năng lực thích ứng, ứng phó với thiên tai còn nhiều hạn chế. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn tuy có cải thiện nhưng cơ bản vẫn còn phải quan tâm hơn nữa, nhất là vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa; vấn đề chênh lệch giàu, nghèo giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng, phát sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp...

Tại buổi tọa đàm, đại diện các tỉnh, thành phố đã chia sẻ kinh nghiệm, cách làm hay, mô hình hiệu quả tại địa phương mình để cùng nhân rộng, học tập; đồng thời cũng kiến nghị nhiều giải pháp cũng như bổ sung về nguồn lực để tuyên truyền, vận động nhân dân và giám sát việc triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” ngày càng thiết thực, hiệu quả.

B.D

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này