Xứng đáng là "mạch máu kinh tế"

08:10 | 24/07/2018
Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15/2008/QH12 của Quốc hội về “Điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan” thì Thủ đô Hà Nội đã có bước phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là hệ thống hạ tầng giao thông phát triển đồng bộ, tạo nên sự gắn kết giữa các khu vực, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế và làm cho Thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại.
phat trien manh me ve ha tang giao thong Hạ tầng giao thông “đuối hơi” so với sự phát triển của phương tiện
phat trien manh me ve ha tang giao thong Kỳ 2: Đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông đô thị
phat trien manh me ve ha tang giao thong Đầu tư phát triển hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội

Hạ tầng giao thông hiện đại, đồng bộ

Sau khi hợp nhất, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn Thủ đô đã và đang được đầu tư phát triển đồng bộ, hiện đại. Chỉ tiêu diện tích đất dành cho giao thông tăng khoảng 0,28% đất đô thị/năm, theo đó, năm 2010 (đạt 7%), năm 2015 (đạt 8,65%) đến năm 2017 (đạt khoảng 9,2%).

Mạng lưới đường bộ do thành phố quản lý là 1,989,886 km, toàn bộ đã được đầu tư mặt đường kiên cố, duy trì và đảm bảo an toàn giao thông; đường huyện là 1,668,34 km đã cơ bản được đầu tư mặt đường kiên cố; đường xã là 10,343,86 km cơ bản đã được cứng hóa đảm bảo dân sinh và phát triển kinh tế của địa phương.

phat trien manh me ve ha tang giao thong
Hạ tầng giao thông Thủ đô đang ngày càng phát triển.

Đặc biệt, trong 10 năm qua, thành phố Hà Nội đã hoàn thành được 223km đường xây mới; tổ chức xây dựng và hoàn thành 3 cây cầu lớn (cầu Nhật Tân, cầu Vĩnh Tuy, cầu Vĩnh Thịnh); xây dựng mới 09 cầu vượt nhẹ trực thông tại các nút giao thông phức tạp, thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông như: Cầu vượt nút giao Láng Hạ - Huỳnh Thúc Kháng, cầu vượt nút giao Chùa Bộc – Thái Hà, cầu vượt nút giao Trần Khát Chân – Đại Cồ Việt, cầu vượt nút giao Nguyễn Chí Thanh – Kim Mã, cầu vượt nút giao Trần Khát Chân – Kim Ngưu, cầu vượt nút giao trung tâm quận Long Biên, cầu vượt nút giao thông Nam Hồng huyện Đông Anh, cầu vượt nút giao Nguyễn Khoái, cầu vượt nút giao Cổ Linh; xây dựng mới 33 cầu đi bộ, 37 hầm bộ hành, 8 hầm chui cơ giới, 68 hầm chui dân sinh.

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15/2008/QH12 của Quốc hội về “Điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan”, thành phố Hà Nội đã hoàn thành được 223km đường xây mới; tổ chức xây dựng và hoàn thành 3 cầu lớn (cầu Nhật Tân, cầu Vĩnh Tuy, cầu Vĩnh Thịnh); xây dựng mới 09 cầu vượt nhẹ trực thông tại các nút giao thông phức tạp, thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông; xây dựng mới 33 cầu đi bộ, 37 hầm bộ hành, 8 hầm chui cơ giới, 68 hầm chui dân sinh.

Theo Sở Giao thông vận tải Hà Nội, trong thời gian tới, thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai thực hiện “Chương trình tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông khung trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2017 – 2021, định hướng đến năm 2030”. Theo đó, về giao thông đường bộ sẽ cơ bản khép kín các tuyến đường vành đai bao gồm vành đai 1, vành đai 2, vành đai 2,5, vành đai 3, vành đai 3,5; hoàn thành hệ thống cầu vượt sông Hồng và một số trục đường hướng tâm…

Về đường sắt đô thị, phối hợp với các đơn vị đẩy nhanh tiến độ thi công 02 tuyến đường sắt đô thị gồm tuyến số 2A (Cát Linh – Hà Đông) và tuyến số 3 (đoạn Nhổn – ga Hà Nội), khởi công tuyến đường sắt đô thị số 1 (Yên Viên – Ngọc Hồi)… Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng BT như đường trục phát triển phía Nam tỉnh Hà Tây (cũ), đường 2,5 đoạn từ Đầm Hồng đến Quốc lộ 1A, đường giao thông bao quanh khu tưởng niệm danh nhân Chu Văn An, huyện Thanh Trì…

Phát triển hạ tầng xe buýt kết nối nội - ngoại thành

Trước khi mở rộng địa giới hành chính, mạng tuyến buýt trên địa bàn TP Hà Nội có 60 tuyến buýt (bao gồm 940 xe vận hành), địa bàn Hà Tây có 8 tuyến xe buýt (bao gồm 115 xe vận hành). Sau 10 năm mở rộng địa giới hành chính, tính đến tháng 5/2018, mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn TP Hà Nội đã phát triển lên trên 110 tuyến, bao phủ khắp 30 quận, huyện, thị xã tương ứng với 411/584 xã phường, đạt 70,4% độ bao phủ trên địa bàn thành phố, kết nối cơ bản tới các khu đô thị, các cụm dân cư, bệnh viện, trường học và các cụm, khu công nghiệp.

Bên cạnh việc mở mới các tuyến và nhánh tuyến xe buýt, việc điều chỉnh hợp lý lộ trình, mở rộng vùng phục vụ của các tuyến xe buýt nhằm kết nối các khu đô thị, khu tập trung đông dân cư, các trung tâm thương mại, bệnh viện, trường học và các vùng chưa có buýt phục vụ… cũng luôn được thành phố quan tâm triển khai nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.

Cụ thể, năm 2014, điều chỉnh mở rộng vùng phục vụ đối với 11 tuyến buýt nhằm phục vụ nhân dân các khu vực Xuân Giang (Sóc Sơn), Thị xã Sơn Tây… Năm 2015 mở rộng vùng phục vụ đối với 08 tuyến tới các khu vực như thị trấn Phú Minh (huyện Phú Xuyên), xã Hồng Vân (Thường Tín), tuyến số 20C qua khu vực đê Hồng Hà phục vụ nhân dân các xã thuộc huyện Đan Phượng, Phúc Thọ… Năm 2016, mở rộng vùng phục vụ, hợp lý hóa luồng tuyến đối với 14 tuyến và nhánh tuyến nhằm phục vụ nhân dân các xã Phúc Tú, Tân Dân (huyện Phú Xuyên), xã Bắc Phú (huyện Sóc Sơn), xã Thạch Đà, KCN Quang Minh (huyện Mê Linh)…

Sau 10 năm mở rộng địa giới hành chính, mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn TP Hà Nội đã phát triển lên trên 110 tuyến, bao phủ khắp 30 quận, huyện, thị xã tương ứng với 411/584 xã phường, đạt 70,4% độ bao phủ trên địa bàn thành phố, kết nối cơ bản tới các khu đô thị, các cụm dân cư, bệnh viện, trường học và các cụm, khu công nghiệp. Tính đến tháng 4/2018, hạ tầng xe buýt gồm 3.123 điểm dừng, 365 nhà chờ, 05 điểm trung chuyển, 96 điểm đầu cuối, 12,9km đường dành riêng cho xe buýt…

Liên tục trong 10 năm qua, hệ thống hạ tầng xe buýt luôn được thành phố Hà Nội quan tâm, đầu tư phát triển thông qua Đề án “Phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 – 2015, giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025”. Theo đó, hệ thống hạ tầng xe buýt thường xuyên được duy tu, duy trì cùng với đầu tư mới nhằm nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ xe buýt. Tính đến tháng 4/2018, hạ tầng xe buýt gồm 3.123 điểm dừng, 365 nhà chờ, 05 điểm trung chuyển, 96 điểm đầu cuối, 12,9km đường dành riêng cho xe buýt…

Việc mở mới các tuyến buýt và đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng xe buýt trong giai đoạn vừa qua đã góp phần hoàn thiện, tăng cường tính kết nối của toàn mạng buýt, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đi lại của nhân dân khu vực ngoại thành vào trung tâm thành phố, từ đó giảm bớt áp lực phương tiện cá nhân di chuyển vào nội đô, giảm ùn tắc và tai nạn giao thông, giảm ô nhiễm môi trường và chi phí xã hội. Được biết, phấn đấu đến năm 2020 toàn thành phố tổ chức 16 làn đường ưu tiên cho xe buýt với tổng 133,8 km…

Thu hẹp khoảng cách nông thôn - đô thị

Hạ tầng giao thông được đầu tư, mở rộng nên đi từ trung tâm Thủ đô Hà Nội đến các xã miền núi của huyện Ba Vì như Ba Trại, Khánh Thượng, Minh Quang, Vân Hòa, Yên Bài hay xã An Phú (huyện Mỹ Đức)... chỉ mất khoảng 1/3 thời gian so với những năm trước 2008. Sau 10 năm mở rộng địa giới hành chính, hàng trăm kilômét đường liên thôn, liên xã, liên huyện đã được thành phố đầu tư xây dựng mới, mặt đường được mở rộng, thảm bê tông, nhựa phẳng lỳ thay những con đường đất đỏ, lồi lõm, trơn trượt, bụi bặm...

Và nếu như trước đây, hàng chục nghìn hộ dân ở các xã: Hữu Văn, Lam Điền, Hoàng Diệu, Phú Nam An... của huyện Chương Mỹ mong ước có cầu bắc qua sông Tích, sông Bùi, sông Đáy để rút ngắn thời gian, khoảng cách đi lại, phát triển kinh tế, xã hội... thì đến bây giờ mong ước đó đã được hiện thực hóa với sự xuất hiện của những cây cầu Hòa Viên, Văn Phương, Thuần Lương, Yên Trình, Đồng Mơ...

Sau 10 năm mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội, hạ tầng giao thông đồng bộ kết nối các khu vực, cùng với đó là sự phát triển của nền kinh tế nên nhu cầu mới về nhà ở đô thị cũng tăng cao. Phát huy tiềm lực và đón bắt cơ hội mới để đáp ứng nhu cầu nhân dân, Thủ đô Hà Nội đã và đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ và được đánh giá là một trong những thành phố có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất cả nước.

Mai Quý

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này