Khu vực doanh nghiệp tư nhân:

Bao giờ vượt qua rào cản của chính mình?

11:18 | 20/07/2018
Những năm qua, mặc dù khu vực kinh tế tư nhân đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân (KTTN) vẫn đang phải đối mặt với nhiều rào cản như tiềm lực tài chính, gánh nặng chi phí cao…nên chưa thể phát huy được hết tiềm năng. Vì thế, ngoại trừ số một doanh nghiệp có tên tuổi như hiện nay đa phần doanh nghiệp tư nhân là những doanh nghiệp nhỏ,vừa và siêu nhỏ với những sản phẩm làm ra đủ lớn, mang tầm cỡ quốc tế.
bao gio vuot qua rao can cua chinh minh ​Thận trọng khởi tố tập đoàn Mường Thanh vì cuộc sống người lao động
bao gio vuot qua rao can cua chinh minh Thuế và vốn: Những vấn đề doanh nghiệp tư nhân quan tâm nhất

Thiếu doanh nghiệp có tầm cỡ

Với hơn 620 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động trong khu vực KTTN, hàng năm, khu vực này đóng góp khoảng 40% GDP, 30% giá trị tổng sản lượng công nghiệp, khoảng 80% tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ, dịch vụ…Đặc biệt, khu vực này cũng thu hút khoảng 51% lực lượng lao động và tạo ra khoảng 1,2 triệu việc làm cho người lao động mỗi năm. Với những thống kế đó có thể thấy, khu vực KTTN hiện đang phát triển rất mạnh mẽ cả về chất và lượng.

bao gio vuot qua rao can cua chinh minh
Khu vực kinh tế tư nhân vẫn đa số là các nghiệp nhỏ, vừa và siêu nhỏ

Tuy nhiên, kết quả điều tra được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cũng cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn thiếu khả năng phát triển lên quy mô lớn và mang tầm cỡ quốc tế. Theo đó, hiện khu vực KTTN chủ yếu sản xuất cho thị trường trong nước. Chỉ có 11% doanh nghiệp tư nhân Việt Nam xuất khẩu trực tiếp, hoặc gián tiếp thông qua người mua hàng quốc tế và chỉ có 14% sản phẩm bán cho các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.

Ông Bùi Ngọc Sơn, Viện kinh tế và Chính trị thế giới cho rằng, hiện nay khu vực KTTN các doanh nghiệp lớn chủ yếu là bất động sản, trong khi đó doanh nghiệp công nghệ có FPT, nhưng chủ yếu là buôn điện thoại chứ không sản xuất sản phẩm. “Nhìn một cách tổng thể, hiện khu vực KTTN mới chỉ có sản phẩm Tossy (đồ chơi trẻ em) là có thương hiệu và mang tầm thế giới. Còn lại, hầu như khu vực này chưa có doanh nghiệp nào đủ lớn có thể cạnh tranh và vươn ra thế giới”, ông Sơn nhấn mạnh.

Với hơn 620 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động trong khu vực KTTN, hàng năm, khu vực này đóng góp khoảng 40% GDP, 30% giá trị tổng sản lượng công nghiệp, khoảng 80% tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ, dịch vụ…Đặc biệt, khu vực này cũng thu hút khoảng 51% lực lượng lao động và tạo ra khoảng 1,2 triệu việc làm cho người lao động mỗi năm. Với những thống kế đó có thể thấy, khu vực KTTN hiện đang phát triển rất mạnh

mẽ cả về chất và lượng. Tuy nhiên, kết quả điều tra được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cũng cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn thiếu khả năng phát triển lên quy mô lớn và mang tầm cỡ quốc tế. Theo đó, hiện khu vực KTTN chủ yếu sản xuất cho thị trường trong nước. Chỉ có 11% doanh nghiệp tư nhân Việt Nam xuất khẩu trực tiếp, hoặc gián tiếp thông qua người mua hàng quốc tế và chỉ có 14% sản phẩm bán cho các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.

Có thể nói, một trong những vấn đề khiến KTTN khó mang tầm thế giới đó chính là chính sách và cơ chế. Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Phụng, Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp (Tổng cục Thuế) cho biết, chỉ nguyên đề cập đến việc doanh nghiệp muốn đưa sản phẩm Việt vào các siêu thị Big C cho thấy, họ phải mất một khoản chiết khấu cứng là 20%; chiết khấu mềm là 12%. Như vậy, để một sản phẩm của Việt Nam vào được hệ thống siêu thị này phải mất đến hơn 30% chiết khấu…đây là sự báo động cho nền kinh tế Việt Nam.

Cũng theo ông Phụng, trong bảng xếp hạng 1.000 doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất Việt Nam mới đây cho thấy, các doanh nghiệp dẫn đầu vẫn rơi vào các đơn vị như: Viettel, dầu khí, Vinamilk, Honda, Vietcom bank… trong khi đó tại bảng xếp hạng này các doanh nghiệp tư nhân hầu như không thấy đâu. Tuy nhiên, điều đáng quan ngại hơn đó chính là việc nhiều doanh nghiệp tư nhân “không chịu lớn” và không thích nộp thuế.

Đồng quan điểm với ông Sơn khi đưa ra số liệu chiết khấu của một sản phẩm Việt khi muốn vào siêu thị, ông Vũ Vinh Phú, nguyên Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội cho biết, ngoài những chiết khấu mà ông Phụng nêu thì doanh nghiệp còn phải chiết khấu thêm 5% của bên cung ứng nữa, do đó để sản phẩm có thể “lên kệ” được trong siêu thị thì chiết khấu lợi nhuận là rất lớn. “Với mức chiết khấu lên đến 37% khi vào siêu thị, liệu doanh nghiệp có còn đất để sống nữa hay không?, Với số liệu này cho thấy, hệ thống bán lẻ Việt Nam đang “ăn dầy”. Đây cũng là lý do khiến doanh nghiệp trốn thuế và không muốn lớn”, ông Phú nêu quan điểm.

Vượt qua “rào cản” nhận thức

Nhận biết được tầm quan trọng của khu vực KTTN trong sự phát triển kinh tế xã hội đất nước, năm 2017, Chính phủ đã ban hành Nhị quyết số 35/NQ-CP đưa ra những mục tiêu, nguyên tắc và nhiệm vụ cụ thể để tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển.

Nhiều “rào cản” đã được tháo gỡ, đơn giản hóa thủ tục…thế nhưng đến nay, khu vực doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa thật sự nắm bắt được cơ hội, nguyên nhân của vấn đề này theo các chuyên gia kinh tế đó chính là “rào cản” nhận thức.

Dẫn chứng về vấn đề này, ông Bùi Ngọc Sơn cho biết, tại Liên hoan phim Đà Nẵng mới đây cho thấy, hầu hết các phương tiện truyền thông đại chúng đều đưa tin về việc Liên hoan phim có sự tham gia 30 phim của doanh nghiệp tư nhân và không có một bộ phim nào từ doanh nghiệp Nhà nước. Điều đó cho thấy, tư duy nhận thức của chúng ta đang gặp “vấn đề”. Vì sao không đổi tên là phim Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài, hay phim của doanh nghiệp Việt Nam…

“Trong nhận thức của một số người, hiện vẫn chưa từ bỏ được thói quen phân biệt doanh nghiệp dựa trên hình thức sở hữu. Điều này không chỉ do môi trường xã hội, mà còn do chính doanh nghiệp Việt chưa chủ động thay đổi để đáp ứng được các yêu cầu kinh doanh, quản trị doanh nghiệp. Do đó, bản thân các doanh nhân, doanh nghiệp cần phải làm mới mình để tạo ra những bước đột phá”, ông Sơn cho hay.

Trước hàng loạt các “rào cản” đối với khu vực KTTN đã được tháo gỡ, có thể thấy đây là “thời điểm vàng” để các doanh nghiệp phát triển và vươn tầm thế giới.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế để đảm bảo tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội…các doanh nghiệp cần phải có bước đột phát để vừa thực hiện tốt việc phát triển kinh tế, đảm bảo lợi nhuận cho đồng vốn đầu tư, nhưng đồng thời cũng phải thực hiện trách nhiệm xã hội để đất nước có thể phát triển bền vững. Và để làm được điều đó, không chỉ người dân, doanh nghiệp, mà đối với cả cơ quan Nhà nước cần phải vượt qua “rào cản” nhận thức và có nhận định đúng đối với doanh nghiệp tư nhân. Khi đó, chúng ta mới hy vọng có được những sản phẩm, thương hiệu mang tầm quốc tế.

Chia sẻ về câu chuyện phát triển và vươn lên của một số doanh nghiệp tư nhân ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…ông Sơn cho biết, trước đây ở các nước này thương nhân bị coi thường và là tầng lớp thấp của xã hội. Tuy nhiên, sau tiến trình giao thương với người phương Tây, họ đã nhận thấy sự tụt hậu của mình so với thế giới và nhận ra rằng, chỉ có lực lượng thương nhân mới phát triển được đất nước.

Chính sự nhận thức này đã làm thay đổi cả nền kinh tế và đưa đất nước họ trở thành những cường quốc phát triển như hiện nay. Thế nhưng, trái ngược với các quốc gia trên, hiện nay các doanh nghiệp, tập đoàn công ty nhà nước tại Việt Nam vẫn đang nhận được nhiều ưu đãi hơn so với khu vực tư nhân, dẫn đến tình trạng hoạt động kém hiệu quả, tham nhũng…

Trước hàng loạt các “rào cản” đối với khu vực KTTN đã được tháo gỡ, có thể thấy đây là “thời điểm vàng” để các doanh nghiệp phát triển và vươn tầm thế giới. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế để đảm bảo tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội…các doanh nghiệp cần phải có bước đột phát để vừa thực hiện tốt việc phát triển kinh tế, đảm bảo lợi nhuận cho đồng vốn đầu tư, nhưng đồng thời cũng phải thực hiện trách nhiệm xã hội để đất nước có thể phát triển bền vững.

Và để làm được điều đó, không chỉ người dân, doanh nghiệp, mà đối với cả cơ quan Nhà nước cần phải vượt qua “rào cản” nhận thức và có nhận định đúng đối với doanh nghiệp tư nhân. Khi đó, chúng ta mới hy vọng có được những sản phẩm, thương hiệu mang tầm quốc tế.

Đỗ Đạt

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này