Đề án sáp nhập Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình vào Trung tâm Y tế:

Sáp nhập để tinh gọn về lượng và chất

11:26 | 20/07/2018
Đề án sáp nhập Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS - KHHGĐ) các huyện, thành, thị vào Trung tâm Y tế trên địa bàn tỉnh/thành phố được Bộ Y tế triển khai nhằm sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức. Để hiểu thêm về thực tiễn khi triển khai tại các địa phương, phóng viên báo Lao động Thủ đô đã có cuộc trao đổi với ông Tô Hồng Quang, Phó Giám đốc Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục DS - KHHGĐ tỉnh Thái Bình về vấn đề này.
sap nhap de tinh gon ve luong va chat Y tế thôn bản có vai trò rất quan trọng
sap nhap de tinh gon ve luong va chat Trạm y tế xã phải như cánh tay nối dài của trung tâm y tế huyện

PV: Xin ông cho biết một số điểm nổi bật về tình hình dân số của Thái Bình trong thời gian qua?

sap nhap de tinh gon ve luong va chat

Ông Tô Hồng Quang: Công tác DS – KHHGĐ Thái Bình trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nổi bật. Cụ thể, năm 2017, là năm thứ 16 liên tục Thái Bình duy trì mức sinh thay thế với tổng tỷ suất sinh là 1,9 con/bà mẹ. Quy mô dân số ổn định, chất lượng dân số từng bước được nâng lên. Tuổi thọ trung bình đạt 75,2 tuổi. Tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng giảm xuống dưới 11,8%. Tỉnh Thái Bình đã triển khai hiệu quả các mô hình, đề án nâng cao chất lượng dân số như: Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân; giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh; tư vấn chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; đề án kiểm soát dân số vùng biển đảo và ven biển,…

Đặc biệt, Thái Bình đã thành lập được Trung tâm Sàng lọc chẩn đoán trước sinh và sơ sinh để phát hiện và can thiệpsớm tiến tới điều trị, theo dõi, quản lý bất thường bẩm sinh ở thai nhi và trẻ sơ sinh trên địa bàn toàn tỉnh và vùng lân cận. Đồng thời, Chi Cục DS – KHHGĐtỉnh Thái Bình cũng đã tư vấn, khám sức khỏe cho công nhân ở các khu công nghiệp. Ngoài ra, Chi cục Dân số Thái Bình đã tổ chức công tác tập huấn cho 300 đồng chí là Bí thư chi bộ, tổ trưởng dân số, của các xã, phường trong toàn tỉnh…về công tác dân số trong tình hình mới. Để những đối tượng này, khi về cơ sở sẽ phối hợp cùng với cán bộ dân sốđể làm tốt hơn nữa công tác dân số trên địa bàn.

Trong thời gian tới, Trung tâm DS – KHHGĐsẽ sáp nhập với Trung tâm y tế. Khi mà sát nhập như vậy thì tâm tư nguyện vọng của các cán bộ, cộng tác viên dân số ở đây như nào? Và Thái Bình đã chuẩn bị tâm thế như nào để sát nhập 2 đơn vị với nhau?

Theo nghị quyết của Trung ương, các công văn hướng dẫn, đặc biệt là kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy chúng tôi có chủ trương sát nhập Trung tâm dân số vào với Trung tâm y tế. Đề án này đã được Sở Y tế thống nhất với Sở Nội vụ và trình UBND Tỉnh. Toàn tỉnh sẽ thống nhất một mô hình đó là Trung tâm y tế. Trung tâm y tế bao gồm có 3 phòng và 5 khoa, trong đó, có 1 phòng dân số truyền thông giáo dục sức khỏe. Vì dân số là 1 mảng có tính đặc thù, nên ngành Y tế tỉnh Thái Bình đã thống nhất sau khi sáp nhập Giám đốc Trung tâm dân số điều chuyển sang làm Phó Giám đốc Trung tâm y tế.

sap nhap de tinh gon ve luong va chat
Trung tâm Sàng lọc chẩn đoán trước sinh và sơ sinh tại tỉnh Thái Bình đáp ứng nhu cầu tầm soát và điều trị sớm dị tật thai nhi.

Tâm tư nguyện vọng của các nhân viên, cộng tác viên trong Chi cục DS - KHHGĐ cũ thì cũng có nhiều băn khoăn và lo lắng. Bởi hệ thống dân số riêng, nhưng từ khi sáp nhập vào với hệ thống y tế thì vị trí, công việc của nhiều cán bộ cũng có sự thay đổi.

Trong đó, cán bộ dân số xã vào trạm y tế, cán bộ dân số huyện vào Trung tâm y tế… Tuy nhiên, chúng tôi xác định dân số là một trong những đơn vị của ngành Y tế. Trong nhiều năm qua, đặc biệt là từ năm 2008 đến nay, thì dân số và y tế đã là một. Vậy nên, tôi cho rằng, việc sáp nhập 2 đơn vị trên càng giúp cho y tế, dân số thành một khối vững chắc hơn, từ đó hỗ trợ lẫn nhau góp phần nâng cao chất lượng dân số trong tỉnh.

Được biết, Thái Bình có những địa phương vùng ven biển, vậy công tác dân số ở đây được tỉnh triển khai như nào thưa ông?

Thái Bình có khoảng 54 km đường biển. Trong đó có 2 huyện là Tiền Hải và Thái Thụy là gần biển. Trong 2 huyện này có khoảng hơn 30 xã nằm ở vùng ven biển. Trước đây, khoảng năm 2010 trở về trước có những xã người dân làng chàiđi đánh bắt cá quanh năm. Có những trẻ đến đến tuổi đi học nhưng vẫn chưa được đăng ký giấy khai sinh. Từ khi có đề án, Chi cục Dân số tỉnh làm tốt khâu quản lý dân cưvà tất cả trẻ em trên làng chài đều có giấy khai sinh. Cũng tại các làng chài, chúng tôi đã tăng cường công tác viên dân số để có thể quản lý dân cư tốt hơn.

Đặc biệt, chúng tôi có Đề án Kiểm soát dân số vùng biển, đảo và ven biển. Trong đó, Cục DS - KHHGĐ tỉnh đã chú trọng các mô hình đáp ứng nhu cầu tổ chức hội nghị truyền thông tực tiếp. Tư vấn nhóm nhỏ tại 28 xã cho gần 10.000 người; Phối hợp với Trung tâm Y tế huyện, thành phố tổ chức cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, KHHGĐ tại 16 xã cho 4.000 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, tuyên truyền trên Đài phát thanh với nội dung chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Đồng thời, Cục DS - KHHGĐ tỉnh cũng triển khai mạnh mẽ mô hình Chăm sóc sức khỏe bà mẹ mang thai, hỗ trợ khi sinh và sau sinh. Hoạt động này được Chi Cục Dân số tỉnh triển khai tại 14 xã với 10 hội nghị truyền thông trực tiếp cho 1.750 người, tổ chức 28 lần tư vấn cho gần 1.600 đối tượng tham gia.

Hiện nay, dân số nước ta đang bước sang giai đoạn dân số già. Theo ông, y tế có vai trò như nào trong việc chăm sóc người già để nâng cao chất lượng dân số của đất nước?

Già hóa dân số cũng là một trong những gánh nặng rất lớn cho những người làm công tác dân số. Bởi vì, các địa phương chưa sẵn sàng với vấn đề già hóa dân số. Hiện tại các bệnh viện, kể cả các bệnh viện tuyến tỉnh, đến huyện chưa có khoa lão khoa. Chưa có một khoa nào để chăm sóc riêng người già. Tại các địa phương thì có ít nơi có thể xây dựng được câu lạc bộ dành riêng cho người già. Bởi vậy, chúng tôi đang vận động các cấp, chính quyền nên quan tâm hơn nữa, làm sao mỗi địa phương có một cơ sở để cho các cụ sinh hoạt câu lạc bộ tuổi già. Mỗi bệnh viện thì có một khoa lão khoa để chăm sóc người cao tuổi tốt hơn.

Thời gian qua, Chi cục DS - KHHGĐ tỉnh đã triển khai được 85 Câu lạc bộ người cao tuổi tại các xã. Cụ thể, trong năm 2018, Chi cục Dân số đã triển khai, ra mắt Câu lạc bộ “Người cao tuổi giúp người cao tuổi”, tại 8 huyện, thành phố. Mỗi Câu lạc bộ thu hút được 300 hội viên tham gia sinh hoạt. Câu lạc bộ này duy trì sinh hoạt 1 quý/ lần bằng chính nguồn kinh phí trọng điểm của tỉnh. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi nói riêng và chất lượng dân số nói chung.

Xin cảm ơn ông!

Minh Khuê

(thực hiện)

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này