Luật An ninh mạng được Quốc hội thông qua:

CNLĐ chủ động tìm hiểu để thực hiện đúng luật

13:14 | 10/07/2018
Luật An ninh mạng đã được Quốc hội thông qua, trong đó nêu cụ thể những hành vi bị nghiêm cấm, trước khi Luật An ninh mạng chính thức có hiệu lực thi hành, nhiều công nhân lao động (CNLĐ) đã chủ động tìm hiểu để thực hiện đúng luật, cùng với đó các cấp công đoàn cũng đã và đang đẩy mạnh tuyên truyền cho đoàn viên công đoàn về Luật An ninh mạng.
cnld chu dong tim hieu de thuc hien dung luat Tăng cường tuyên truyền Luật An ninh mạng trong các cấp công đoàn
cnld chu dong tim hieu de thuc hien dung luat Bài cuối: Ý nghĩa, tác dụng của Luật An ninh mạng

Với nhiều CNLĐ đang làm việc trong các khu công nghiệp chế xuất Hà Nội, ngoài thời gian làm việc theo ca, kíp tại công ty thì phần lớn thời gian còn lại họ dành để nghỉ ngơi và sử dụng mạng xã hội như facebook, zalo, viber… để trò chuyện, chia sẻ thông tin và truy cập các trang web như google, you tube, các trang báo mạng… để cập nhật thông tin và giải trí.

cnld chu dong tim hieu de thuc hien dung luat
Nhiều CNLĐ đã chủ động tìm hiểu về Luật An ninh mạng để sử dụng không gian mạng một cách an toàn, không vi phạm pháp luật.

Khi biết thông tin Quốc hội đã thông qua Luật An ninh mạng, trong đó có nêu cụ thể những hành vi bị nghiêm cấm, nhiều CNLĐ chia sẻ, nhiều CNLĐ đã chủ động tìm hiểu về Luật An ninh mạng để sử dụng không gian mạng một cách an toàn, không vi phạm pháp luật.

Bức xúc với thông tin phản cảm

Mới đây, Phó Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Ngô Văn Tuyến đã ký Văn bản số 359/LĐLĐ yêu cầu LĐLĐ các quận, huyện, thị xã, Công đoàn ngành, công đoàn cấp trên cơ sở, CĐCS trực thuộc căn cứ vào tình hình thực tế để chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức tuyên truyền sâu rộng, tạo sự thống nhất trong đoàn viên, CNVCLĐ về Luật An ninh mạng.

Cụ thể, thông qua các hình thức phong phú, đa dạng, các cấp công đoàn cần tuyên truyền, giải thích những nội dung cơ bản của Luật An ninh mạng, làm rõ sự cần thiết, mục đích ban hành và ý nghĩa của Luật An ninh mạng; tuyên truyền, vạch trần các âm mưu, hoạt động lợi dụng việc ban hành Luật An ninh mạng (và Dự luật đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt) để kích động, lôi kéo đoàn viên, CNVCLĐ tham gia vào các hoạt động tụ tập đông người, tuần hành hoặc có hành vi quá khích trái pháp luật gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội, vi phạm pháp luật. Cùng đó, các đơn vị cần tăng cường bám sát cơ sở, theo dõi nắm bắt tâm tư nguyện vọng, nhất là những vấn đề bức xúc của đoàn viên, CNVCLĐ, kịp thời phát hiện, tham mưu với cấp ủy, chính quyền cùng với các cơ quan chức năng giải quyết tình huống, ổn định tình hình, không để phát tán thành các điểm nóng.

Anh Nguyễn Văn Trường, công nhân đang làm việc tại Công ty Jtec (KCN Thăng Long) chia sẻ: “Với tôi và nhiều CNLĐ khác, có lẽ một chiếc smatphone và mạng xã hội là thứ không thể thiếu, bởi sau mỗi ngày làm việc tại công ty, chúng tôi thường về phòng trọ nghỉ ngơi và truy cập vào các trang mạng xã hội để cập nhật thông tin, giải trí và chia sẻ thông tin với bạn bè.

Nhiều khi truy cập vào các trang mạng xã hội, bên cạnh những thông tin hữu ích, tôi còn thấy hiện lên những thông tin quảng cáo, giới thiệu mua bán một số hàng hóa, dịch vụ thuộc vào danh mục cấm theo quy định của pháp luật. Hay có những lúc vô tình xem phải những thông tin rất phản cảm và mang tính xúc phạm danh dự, nhân phẩm và xâm phạm nghiêm trọng đời tư của một đối tượng nào đó. Đối với những thông tin đó, tôi thường lướt qua rất nhanh, nhưng thực sự nhiều khi cũng cảm thấy rất bức xúc và mất thời gian.”

Tìm hiểu qua các phương tiện thông tin đại chúng, anh Trường biết được mới đây Quốc hội đã thông qua Luật An ninh mạng trong đó có quy định rõ những hành vi bị nghiêm cấm như: Nghiên cấm đăng tải các thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống bao gồm: Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác; Thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác; Nghiêm cấm tuyên truyền, quảng cáo, mua bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục cấm theo quy định của pháp luật…

Chia sẻ về những thông tin này, anh Trường cho biết: “Tôi thấy việc Quốc hội thông qua Luật An ninh mạng là rất cần thiết và tôi tin rằng với việc nghiêm cấm nhiều hành vi khi sử dụng không gian mạng sẽ góp phần làm cho không gian mạng trong sạch hơn, người sử dụng được tiếp cận với nhiều thông tin hữu ích hơn. Tôi cũng đã tìm hiểu rõ tất cả những hành vi bị nghiêm cấm trong Luật An ninh mạng, nó sẽ giúp tôi sử dụng không gian mạng một cách an toàn, không vi phạm pháp luật.”

Những hành vi cấm trong Luật là rất đúng

Nhiều CNLĐ sau khi tìm hiểu về Luật An ninh mạng cũng cho rằng việc Quốc hội thông qua bộ luật này là cần thiết và nhiều hành vi bị nghiêm cấm được nêu trong luật là rất đúng như: Nghiêm cấm hành vi sử dụng không gian mạng, các thiết bị công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; chiến tranh tâm lý, kích động chiến tranh xâm lược, chia rẽ, gây thù hận giữa các dân tộc, tôn giáo và nhân dân các nước; Xúc phạm dân tộc, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, vĩ nhân, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc; Nghiêm cấm đăng tải các thông tin trên không gian mạng có nội dung kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng bao gồm: Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, gây chia rẽ, tiến hành hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực nhằm chống chính quyền nhân dân; Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, lôi kéo tụ tập đông người gây rối, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức gây mất ổn định về an ninh, trật tự…

Anh Trần Văn Tuấn, công nhân đang làm việc tại KCN Phú Nghĩa chia sẻ: “Sau khi Quốc hội thông qua Luật An ninh mạng, tôi đã dành thời gian để tìm hiểu về bộ luật này và rất đồng tình với việc nghiêm cấm các hành vi phạm pháp luật khi sử dụng không gian mạng.

Trong đó nghiêm cấm các hành vi chiếm đoạt tài sản; tổ chức đánh bạc, đánh bạc qua mạng internet… Bên cạnh việc nắm được nội dung của Luật An ninh mạng để tự mình không vướng phải những hành vi vi phạm pháp luật, tôi còn chia sẻ thông tin và tuyên truyền cho người thân, bạn bè của mình biết về bộ luật này để họ thực hiện đúng luật”.

Bên cạnh việc nhiều CNLĐ đã chủ động tìm hiểu về Luật An ninh mạng, các cấp công đoàn cũng đã và đang triển khai tuyên truyền sâu rộng về những nội dung cơ bản của Luật An ninh mạng tới đoàn viên công đoàn và CNVCLĐ trên địa bàn Thủ đô.

Mới đây, Phó Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Ngô Văn Tuyến đã ký Văn bản số 359/LĐLĐ yêu cầu LĐLĐ các quận, huyện, thị xã, Công đoàn ngành, công đoàn cấp trên cơ sở, CĐCS trực thuộc căn cứ vào tình hình thực tế để chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức tuyên truyền sâu rộng, tạo sự thống nhất trong đoàn viên, CNVCLĐ về Luật An ninh mạng.

Cụ thể, thông qua các hình thức phong phú, đa dạng, các cấp công đoàn cần tuyên truyền, giải thích những nội dung cơ bản của Luật An ninh mạng, làm rõ sự cần thiết, mục đích ban hành và ý nghĩa của Luật An ninh mạng; tuyên truyền, vạch trần các âm mưu, hoạt động lợi dụng việc ban hành Luật An ninh mạng (và Dự luật đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt) để kích động, lôi kéo đoàn viên, CNVCLĐ tham gia vào các hoạt động tụ tập đông người, tuần hành hoặc có hành vi quá khích trái pháp luật gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội, vi phạm pháp luật.

Cùng đó, các đơn vị cần tăng cường bám sát cơ sở, theo dõi nắm bắt tâm tư nguyện vọng, nhất là những vấn đề bức xúc của đoàn viên, CNVCLĐ, kịp thời phát hiện, tham mưu với cấp ủy, chính quyền cùng với các cơ quan chức năng giải quyết tình huống, ổn định tình hình, không để phát tán thành các điểm nóng.

Mai Quý

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này