Bốn yếu tố không thể thiếu của một chiến lược kinh doanh thành công

07:39 | 10/07/2018
Chiến lược được coi như công việc tạo dựng vị thế duy nhất và có giá trị nhờ việc triển khai một hệ thống các hoạt động khác nhau với các đối thủ đang trực tiếp cạnh tranh thực hiện. Vậy để tạo dựng được vị thế trên thị trường cần phải xây dựng chiến lược như thế nào?
bon yeu to khong the thieu cua mot chien luoc kinh doanh thanh cong Sẽ lại là điểm tựa vững chắc
bon yeu to khong the thieu cua mot chien luoc kinh doanh thanh cong Những “độc chiêu” khuyến mãi!

Một chiến lược kinh doanh cần phải có 4 yếu tố: mục tiêu chiến lược, phạm vi chiến lược, lợi thế cạnh tranh cuối cùng là hoạt động chiến lược và năng lực cốt lõi. Các yếu tố này cần có sự nhất quán, gắn liền với nhau

Mục tiêu chiến lược: Mỗi một chiến lược được xây dựng, luôn mang trong mình sự kỳ vọng về một kết quả tốt mà chiến lược kinh doanh được xác định thực hiện. Định hướng các hoạt động của doanh nghiệp trong vòng một năm đều phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh.

Cần phải phân biệt mục tiêu và sứ mệnh tầm nhìn của doanh nghiệp, thực tế có nhiều doanh nghiệp thường bị nhầm lẫn giữa chiến lược với sứ mệnh của doanh nghiệp. Sứ mệnh của doanh nghiệp là chỉ ra mục đích hoạt động và lý do tồn tại của doanh nghiệp. Vì vậy, thường mang tính khái quát cao, ngược lại mục tiêu chiến lược cần phải đảm bảo cụ thể, có định hướng và thời gian rõ ràng.

bon yeu to khong the thieu cua mot chien luoc kinh doanh thanh cong

Doanh nghiệp cũng có thể đưa các mục tiêu làm chiến lược kinh doanh chẳng hạn như: tăng trưởng thị phần, chất lượng, giá trị của khách hàng….việc lựa chọn mục tiêu làm sao phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh và giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. tuy nhiên cần doanh nghiệp cần cẩn thận trong lựa chọn mục tiêu tăng trưởng, giá trị cổ phiếu hoặc lợi nhuận hàng năm làm mục tiêu chiến lược vì nó có thể làm doanh nghiệp phát triển không bền vững.

Việc xác định mục tiêu như thế nào có ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp. Chẳng hạn nếu 1 doanh nghiệp lựa chọn là lợi nhuận thì đương nhiên mục tiêu chiến lược sẽ tập trung vào phục vụ các nhóm khách hàng hay là phân khúc thị trường đem lại lợi nhuận cao bằng những sản phẩm chất lượng có giá trị cao và giá thành phù hợp với túi tiền của khách hàng, còn ngược lại nếu chọn tăng trưởng, thì doanh nghiệp phải đa dạng hóa các dòng sản phẩm nhằm thu hút khách hàng và nhiều phân khúc thị trường khác nhau.

bon yeu to khong the thieu cua mot chien luoc kinh doanh thanh cong Mục tiêu quan trọng nhất của chiến lược kinh doanh đem lại là lợi nhuận cao bền vững, mục tiêu của mỗi chiến lược thường được đo bằng lợi nhuận trên tổng số đầu tư.

Phạm vi chiến lược. Một chiến lược kinh doanh hiệu quả không nên tập trung làm thỏa mãn tất cả các nhu cầu ở tất cả các phân khúc thị trường vì nếu như vậy doanh nghiệp sẽ bị phân tán nguồn lực và nỗ lực. Vì vậy, doanh nghiệp cần đặt ra giới hạn về khách hàng, sản phẩm, khu vực địa lý hoặc chuỗi giá trị trong ngành, để có thể tập trung vào thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng đó là phạm vi chiến lược.

Phạm vi chiến lược không nhất thiết phải mô tả chính xác những gì doanh nghiệp làm nhưng rất cần định rõ và truyền tải cho nhân viên doanh nghiệp sẽ không làm gì. Ví dụ, một ngân hàng xác định rõ không cấp tín dụng cho khách hàng kinh doanh các mặt hàng mà giá biến động mạnh như sắt thép, phân bón. Điều này là cần thiết để các nhà quản lý cấp trung không dành quá nhiều thời gian vào các dự án mà sau đó sẽ bị bác bỏ vì chúng không phù hợp với chiến lược.

Doanh nghiệp có thể lựa chọn tập trung vào đáp ứng một hoặc một vài nhu cầu của nhiều khách hàng như: Tập trung vào nhiều nhu cầu của một số ít khách hàng như trường hợp của An Phước cung cấp nhiều sản phẩm khác nhau (áo sơ mi, quần âu, ca-ra-vát, vali, giày…) cho các khách hàng doanh nhân, công sở có thu nhập cao; Doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn tập trung vào nhiều nhu cầu của nhiều khách hàng trong một khu vực thị trường hẹp.

Việc lựa chọn phạm vi phải dựa trên nguyên tắc thị trường có nhu cầu thực sự và doanh nghiệp thực sự am hiểu cũng như có thể đáp ứng được nhu cầu. Doanh nghiệp cũng cần tránh đối đầu với các đối thủ cạnh tranh mạnh hoặc đang đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.

Chiến lược marketing là gì?

Chiến lược Marketing là cách mà doanh nghiệp thực hiện để đạt được mục tiêu Marketing và thường liên quan đến 4P. Mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt được trên thị trường như là khối lượng sản phẩm, thị phần được gọi là mục tiêu Marketing. Con đường mà doanh nghiệp dự định đi để đến được mục tiêu thì gọi là chiến lược Marketing. Tất cả mọi chiến lược marketing được vạch ra không phải chỉ nhằm tạo ra doanh số, mà nhằm để tạo ra lợi nhuận.

Chiến Lược Marketing Hỗn Hợp 4P (marketing mix). Chiến lược marketing về cơ bản thường được triển khai chung quanh 4 yết tố: Sản phẩm (product), Giá (price), Xúc tiến thương mại hay Truyền thông (promotion) và Kênh phân phối (place). Tuỳ vào tình hình thực tế của thị trường mà người ta vận dụng một hay nhiều yếu tố để thực hiện chiến lược thị trường.

Các doanh nghiệp mà sản phẩm chủ yếu là sản phẩm dịch vụ thường có xu hướng triển khai từ 4 yếu tố chính này thành 7 yếu tố (và được gọi là 7P) để phản ánh sự chú tâm của mình đối với sự đặc thù của sản phẩm dịch vụ: Sản phẩm (product), Giá (price), Xúc tiến thương mại hay Truyền thông (promotion), Kênh phân phối (place), Con người (people), Qui trình (process) và Chứng minh thực tế (physical evidence).

Theo Phúc Nguyễn/ vnmedia.vn

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này