Xây bến xe Yên Sở là nhu cầu cấp thiết, phù hợp quy hoạch

11:37 | 02/07/2018
Những ngày qua dư luận đang có những ý kiến trái chiều về việc TP Hà Nội triển khai xây mới bến xe Yên Sở thuộc địa phận quận Hoàng Mai.
xay ben xe yen so la nhu cau cap thiet phu hop quy hoach Giảm ùn tắc giao thông Hà Nội: Xây dựng chính sách ưu tiên xe buýt
xay ben xe yen so la nhu cau cap thiet phu hop quy hoach “Nút thắt” giao thông tại Thủ đô: Bao giờ hết thắt ?
xay ben xe yen so la nhu cau cap thiet phu hop quy hoach
Bến xe Giáp Bát đang ngày càng quá tải, lại sẽ chuyển thành điểm trung chuyển công cộng trong thời gian tới (ảnh ANTĐ)

Thực ra trước một vấn đề hay một chủ trương nào đó liên quan chính sách, kinh tế hoặc dân sinh nhận được các ý kiến góp ý, phản biện khoa học, thậm chí trái chiều là hết sức bình thường. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng phải nhìn nhận khách quan để có những tiếng nói mang tính xây dựng. Trên tình thần đó, xét về yếu tố nội tại, hiện nay hai bến xe Giáp Bát và Nước Ngầm đã trở nên quá tải việc xây mới một bến xe ở vị khác là chuyện phải làm. Ai đã từng đi đến khu vực này (đường Giải Phóng) mới thấy hết nỗi khổ vấn nạn ùn tắc giao thông. Đặc biệt áp lực càng tăng cao vào những ngày, những giờ cao điểm. Do phương tiện giao thông ngày một nhiều, tốc độ đô thị hóa ngày một gia tăng dẫn tới cả hai bến xe này hiện đều nằm trong vùng nội đô. Vì thế, sự quá tải và áp lực giao thông ngày một nghiêm trọng. Bởi vậy, phải khẳng định việc xây mới bến xe Yên Sở là nhằm giảm áp lực giao thông, giảm tối đa sự ùn tắc vùng trung tâm quận Hoàng Mai.

Xét về mặt quy hoạch, đại diện Sở GTVT Hà Nội khẳng định: “Theo Quy hoạch GTVT Hà Nội, trong đó có bến xe tĩnh của Hà Nội, bãi đỗ xe Yên Sở phù hợp với quy hoạch. Và quy hoạch này cũng đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định 519/QĐ-TTg năm 2016”. Còn theo tìm hiểu của chúng tôi, trong quy hoạch giao thông, tới đây bến xe Giáp Bát sẽ được chuyển đổi thành điểm trung chuyển phục vụ riêng cho vận tải hành khách công cộng. Như vậy, bến xe Giáp Bát sẽ không còn chức năng vận tải liên tỉnh. Do đó, nếu không xây mới bến xe Yên Sở sẽ lấy bến xe nào thay thế?

xay ben xe yen so la nhu cau cap thiet phu hop quy hoach
Nên việc xây bến xe Yên Sỏ là việc làm cấp thiết và phù hợp quy hoạch (ảnh mô hình bến xe Yên Sở)

Vẫn biết, khi đưa ra ý kiến không nên xây bến xe Yên Sở, một số ý kiến dẫn lý do theo quy hoạch GTVT Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050, khu vực cửa ngõ phía Nam của Thành phố sẽ xây dựng bến xe phía Nam (Ngọc Hồi) thuộc địa phận Thanh Trì, nên nếu xây mới bến xe Yên Sở là lãng phí. “Nước xa không cứu được lửa gần”, đối với vấn đề vận tải, chỉ ngưng nghỉ một ngày sẽ dẫn đến bao hệ lụy đi kèm. Trong khi, đô thị phía Nam Thành phố vẫn chưa được hình thành thì việc xây dựng bến xe Phía Nam như đã đề cập ở trên vẫn ở thì tương lai. Trước mắt, những khu vực quanh bến xe Giáp Bát, Pháp Vân đang trở nên quá tải về mặt hạ tầng, đã thế tới đây bến xe Giáp Bát thành bến xe trung chuyển công cộng thì việc xây mới bến xe Yên Sở phục vụ cho nhân dân là việc làm cấp bách.

Chúng ta hãy cứ thử làm hành khách từ các tỉnh phía Nam, miền Trung, Đồng Bằng Sông Hồng về Hà Nội mà phải trả khách tận Ngọc Hồi sau đó hành khách “dắt dìu” vào nội đô sẽ khổ sở ra sao? Do vậy, tính toán vấn đề cự ly cũng rất quan trọng và cũng là một trong những yếu tố để Thành phố triển khai xây bến xe Yên Sở.

L.Hà

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này