Chủ động nắm bắt cơ hội đưa Việt Nam thành quốc gia số

14:11 | 30/06/2018
Việt Nam phải chủ động nắm bắt cơ hội mà nền kinh tế số mang lại, để trở thành một quốc gia số trong tương lai. Đó là ý kiến của các chuyên gia kinh tế tại Hội thảo “Quốc gia số: Các đòn bẩy chính sách cho đầu tư và tăng trưởng” do Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Chương trình Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam tổ chức.
chu dong nam bat co hoi dua viet nam thanh quoc gia so Top 13 quốc gia sở hữu tấm hộ chiếu “quyền lực” nhất thế giới
chu dong nam bat co hoi dua viet nam thanh quoc gia so Quy định tịch thu xe máy đi vào đường cao tốc: Có đúng luật?
chu dong nam bat co hoi dua viet nam thanh quoc gia so 5 quốc gia sở hữu wifi công cộng tốt nhất thế giới
chu dong nam bat co hoi dua viet nam thanh quoc gia so
Nếu nắm bắt được cơ hội từ nền kinh tế số Việt Nam sẽ trở thành quốc gia số trong tương lai

Đề cập đến cơ hội mà nền kinh tế số sẽ mang lại, ông Konstantin Matthies - Giám đốc Đối ngoại AlphaBeta (Singapore) cho rằng, nền kinh tế số sẽ mang đến nhiều cơ hội to lớn, thay vì chỉ thụ động đón nhận các sản phẩm và dịch vụ số. Để đánh giá sự thành của Quốc gia số được xác định và đánh giá trên 4 lĩnh vực: Vốn tài chính (tiếp cận vốn trong mọi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp), sản phẩm số (hàng loạt các sáng kiến đổi mới trong lĩnh vực số bao gồm phát triển ứng dụng và IP), vốn con người (lực lượng nhân tài chất lượng cao trong nước và tiếp cận nhân tài cao cấp nước ngoài) và cộng đồng số (đội ngũ các công ty trong và ngoài nước chủ động trong lĩnh vực số)…

Chuyên gia kinh tế đến từ Singapore cho rằng, Việt Nam đang có một đội ngũ nhân tài lập trình được quốc tế tôn trọng và đánh giá cao. Vì vậy, nhiều nhà lập trình có thể nhận được lời mời hoặc cơ hội làm việc tại các quốc gia khác. Chính vì vậy, Chính phủ nên đặt nhiều nỗ lực vào việc tạo ra các cơ hội và sự khích lệ tại sân nhà để giữ chân những tài năng này.

Tại Hội thảo, TS.Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM cũng cho biết, lúc này tư duy của chúng ta phải đổi mới nhảy vọt đạt được yêu cầu thay đổi trong kinh tế số. Thời cơ của chúng ta đang rất lớn mà nền kinh tế số của Việt Nam lại đang ở mức thấp nhất trong các nước ASEAN. Tuy nhiên cơ hội của chúng ta nằm ở khả năng tăng trưởng nhanh và được các nhà đầu tư đánh giá là có tiềm năng. Tận dụng được cơ hội đó là yêu cầu thay đổi thể chế, thay đổi chính sách là rất quan trọng.

Đỗ Đạt

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này