​“Thực địa” tình hình công tác dân số tại các tỉnh biên giới phía bắc

12:16 | 28/06/2018
Trong bối cảnh ngành dân số đang có nhiều khó khăn, mới đây, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức đưa đoàn phóng viên đi thực tế tìm hiểu và phản ánh một số vấn đề tại 2 tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn.
thuc dia tinh hinh cong tac dan so tai cac tinh bien gioi phia bac Tạo môi trường sống và làm việc tốt nhất cho CNVCLĐ
thuc dia tinh hinh cong tac dan so tai cac tinh bien gioi phia bac Phúc Thọ: Triển khai hiệu quả công tác DS - KHHGĐ

Nội dung chủ yếu tập trung tìm hiểu về chất lượng dân số, đội ngũ cán bộ chuyên trách dân số, cộng tác viên dân số, về các tập thể có thành tích tốt trong công tác truyền thông/vận động về dân số… Trong đó, đội ngũ phóng viên báo chí là thành viên Câu lạc bộ nhà báo với công tác dân số, là các phóng viên thuộc các cơ quan báo chí: Lao động Thủ đô, Bảo hiểm Việt Nam, Phụ nữ Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, Giáo dục thời đại, Đài Truyền hình Việt Nam,…

thuc dia tinh hinh cong tac dan so tai cac tinh bien gioi phia bac
Đoàn đến thăm một gia đình người dân tộc Dao thực hiện tốt công tác dân số tại xã Vân Trình, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng.

Qua tìm hiểu thực tế tại 2 tỉnh trên cho thấy, các địa phương rất quan tâm và theo sát tình hình, khó khăn trong công tác dân số, nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn. Cụ thể, trong năm 2017 và 6 tháng đầu năm 2018, ngành dân số tỉnh Cao Bằng đã đạt được nhiều kết quả quan trọng như: Duy trì thường xuyên hoạt động tuyên truyền vận động thực hiện chính sách Dân số và phát triển thông qua đội ngũ cán bộ dân số cơ sở bằng nhiều hình thức thăm hộ gia đình, họp xóm, họp nhóm… tiếp tục vận động nhân dân thực hiện “Mỗi cặp vợ chồng hãy nên sinh 2 con và nuôi dạy con tốt”. Kết quả đã tổ chức 2.500 cuộc họp xóm, gần 30.000 lượt thăm hộ gia đình.

Bên cạnh đó, ngành dân số tỉnh Cao Bằng cũng có nhiều nỗ lực triển khai các hoạt động nâng cao chất lượng dân số như mô hình tư vấn và khám sức khỏe trước hôn nhân; mô hình tư vấn và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng; kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh... Đặc biệt, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2018, kết quả thực hiện các biện pháp tránh thai đạt 85%, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

thuc dia tinh hinh cong tac dan so tai cac tinh bien gioi phia bac
Đoàn công tác làm việc với Chi cục Dân số tỉnh Lạng Sơn.

Lạng Sơn là tỉnh mà ngành dân số làm rất tốt công tác phối hợp với các sở, ngành khác để thực hiện công tác truyền thông dân số. Trong đó nổi bật là các hoạt động phối hợp với: Sở Giáo dục và đào tạo, Báo Lạng Sơn, Đài PTTH tỉnh, Tỉnh đoàn, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh… xây dựng kế hoạch, chương trình, chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về sức khỏe sinh sản vị thành niên, mất cân bằng giới tính khi sinh, tầm soát và chuẩn đoán sớm bệnh tật trước sinh và sơ sinh, vấn đề tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, xã hội hóa các phương tiện tránh thai và chăm sóc sức khỏe sinh sản… Cùng với đó, ngành dân số Lạng Sơn cũng tập trung xây dựng các câu lạc bộ để truyền thông, xây dựng các mô hình điểm, gương điển hình trong truyền thông về dân số và phát triển.

Tuy nhiên, với đặc thù là tỉnh miền núi, địa bàn cư trú của rất đông đồng bào các dân tộc thiểu số nên vấn đề dân số tại 2 tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn vẫn còn tồn tại một số khó khan. Bên cạnh vấn đề kinh phí hoạt động còn hạn chế thì một trong những khó khăn lớn nhất đang đặt ra đối với hệ thống truyền thông dân số của 2 tỉnh này chính là kế hoạch sáp nhập trung tâm dân số với trung tâm y tế đã ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần yêu nghề và chất lượng công việc của người làm công tác dân số - nhất là các tình nguyện viên ở các thôn, bản.

thuc dia tinh hinh cong tac dan so tai cac tinh bien gioi phia bac
Đoàn đến thăm mô hình truyền thông phường Vĩnh Trại, TP Lạng Sơn.

Phó Chi Cục trưởng Chi Cục dân số tỉnh Lạng Sơn Nguyễn Quang Bằng cho biết, theo kế hoạch có thể Trung tâm Dân số cấp huyện sẽ sáp nhập là 1 khoa/phòng của Trung tâm Y tế cùng cấp. Như thế có nghĩa là những đề xuất, tham mưa về các vấn đề dân số của địa phương thay vì được đề đạt trược tiếp thì nay sẽ phải thông qua mấy tầng nấc trước khi được đề đạt lên cấp ủy, HĐND, UBND huyện. Về lâu dài, công tác dân số ở cơ sở có thể sẽ không còn được coi trọng nữa. Mặt khác, từ việc sáp nhập này, có thể sẽ dẫn đến sự tan rã của hệ thống cộng tác viên dân số thôn bản, vốn đã rất khó khăn trong việc gây dựng từ hàng chục năm qua. Như thế có nghĩa là ngành dân số sẽ mất đi hệ thống “chân rết” của mình, mất đi một kênh tuyên truyền hiệu quả nhất.

“Do đó, nếu có sáp nhập, tôi đề nghị, Giám đốc Trung tâm dân số huyện phải là Phó giám đốc Trung tâm Y tế cùng cấp, chuyên trách vấn đề dân số. Hoặc đối với các vùng trọng điểm, Trung tâm Dân số nên sáp nhập về là 1 phòng của UBND huyện. Bởi rõ ràng, các vấn đề về dân số đang ngày càng có ý nghĩa quan trọng, đóng vai trò quyết định đến sự phát triển của địa phương và đất nước” – ông Nguyễn Quang Bằng bày tỏ.

Trước đó, đoàn cũng đã làm việc tại các tỉnh: Lai Châu, Lào Cai, Phú Thọ, qua quá trình làm việc, các địa phương cũng mạnh dạn đề xuất những nguyện vọng, mong mỏi để khắc phục khó khăn của công tác dân số, chất lượng dân số trong nhân dân, nhất là vấn đề tổ chức sắp xếp ngành dân số cấp sơ sở vừa giúp tinh gọn bộ máy mà vẫn phát huy hiệu quả công tác dân số trong tình hình mới. Tới đây, đoàn công tác cũng sẽ tiếp tục đến tìm hiểu thực tế tại nhiều địa phương khác.

Nguyễn Công

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này