Bình mới, rượu cũ

10:47 | 02/06/2018
Ngày 25/5/2018, LĐTĐ có bài “Sử dụng ngôn ngữ phải đúng nghĩa” phản ánh “việc thay tên đổi họ” từ Trạm Thu phí giao thông thành Trạm Thu giá, trong đó đã phân tích rất cụ thể khái niệm về phí và giá.
binh moi ruou cu Chỉ tiêu tuyển sinh ĐH, CĐ quân sự năm 2018
binh moi ruou cu Bộ GD&ĐT trả lời về thông tin tăng học phí đại học
binh moi ruou cu Đổi mới để tăng sức cạnh tranh

Và vấn đề này cũng đã được các đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm, Bộ trưởng GTVT giải trình, tiếp thu ý kiến; Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng đã đề nghị Bộ GTVT đổi tên “Trạm Thu giá” BOT. Dư luận chưa hết nóng với việc đổi “họ tên” các trạm Thu phí BOT, thì tại Quốc hội khi trìn bày dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục đại học Bộ trưởng Bộ Giáo dục- Đào tạo Phùng Xuân Nhạ lại kiến nghị: Chuyển cụm từ học phí thành “giá dịch vụ đào tạo”.

binh moi ruou cu
Xây dựng mô hình quản lý, quản trị hiện đại đối với cả hệ thống đại học công, đại học dân lập cần những tham mưu mang tính đột phá của Bộ GDĐT

Lý do theo Bộ trưởng Nhạ: Việc chuyển đổi từ cơ chế thu học phí sang giá dịch vụ đào tạo theo hướng tính đúng, tính đủ các chi phí cần thiết cho hoạt động đào tạo. Và quy định này là căn cứ vào Luật Giá. Còn học phí là khái niệm nghe quen tai, giờ chuyển sang tự chủ thì có rất nhiều chương trình đào tạo phải tính đủ chi phí dịch vụ theo Luật Giá. Tính đúng, tính đủ làm sao đảm bảo chất lượng, phù hợp chi phí, hay nói cách khác chi phí tương xứng chất lượng. Tính toàn bộ để hạch toán theo tự chủ và đó là giá dịch vụ đào tạo.

Trao đổi với báo giới bên lành lang Quốc hội, Bộ trưởng Nhạ nói thêm: “Tên gọi học phí là do mọi người quen tai, cách gọi truyền thống và mang nội hàm khác với giá dịch vụ đào tạo. Học phí không bao gồm tất cả các chi phí tạo ra dịch vụ đào tạo, trong thực tế nếu dựa vào học phí thì còn thiếu rất nhiều các khoản thu hợp pháp khác để phát triển nhà trường, phục vụ đào tạo. Từ nội hàm khác nhau giữa giá dịch vụ đào tạo và học phí nên tên gọi phải khác nhau, 2 vấn đề không phải là một”.

Thực ra giá hay phí thì sinh viên theo học đều phải đóng tiền (trừ các trường đại học, học viện thuộc khối quân đội - an ninh). Và tùy theo loại hình đại học (công lập - dân lập) mà mức đóng học phí mỗi nơi một khác. Như chúng ta đã biết, hiện nay hệ thống đại học, cao đẳng gồm 2 loại hình: Công lập và dân lập. Công lập nói một cách ngắn gọn là trường do Nhà nước quản lý (trực thuộc Bộ GDĐT hoặc các bộ ngành); trường dân lập là do nhóm cổ đông sáng lập được các bộ chuyên ngành cấp phép. Để tiến tới Nhà nước không bao cấp về ngân sách, hiện một số trường đai học công lập đã, đang triển khai mô hình tự chủ tài chính, giống như hệ thống bệnh viện công. Hoạt động theo phương thức lấy thu bù chi.

binh moi ruou cu
Phí hay giá phụ thuộc vào mô hình hoạt động của hệ thống trường đại học. (ảnh mang tính minh họa)

Tuy nhiên, cái khó của mô hình này trong khi chúng ta khuyến khích và hướng tới việc các trường đại học công tự chủ về tài chính (trừ các trường khối quân đội, công an), nhưng chúng ta lại không cho phép, hoặc chưa có phương án để tiến tới cổ phần hóa các trường đai học. Có thể vì lý do đặc thù nên không thể tiến hành cổ phần hóa. Ví dụ, hệ thống các trường “hot” hiện nay như Ngoại thương, Bách khoa... có thể tiến hành cổ phần hóa, cổ đông sẵn sàng tham gia mua cổ phần. Song những trường thuộc khối nghiên cứu, nhân văn, văn hóa, xã hội.. nếu tiến hành cổ phần hóa chắc chắn sẽ không thành công. Vì vậy, buộc Nhà nước vẫn phải có cơ chế để “nuôi dưỡng”.

Và như vậy, dù áp dụng mô hình gì thì hiện tại vẫn tồn tại 02 loại hình đạo tào: Công lập và dân lập. Trong khi, bản thân dự thảo sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đai học không làm rõ được cách thức quản lý hai mô hình này ra sao? Hoặc đề ra mô hình quản lý mới như thành lập Hội đồng Quản trị; cơ chế bổ nhiệm giám đốc, hiệu trưởng (để tránh xảy ra trường hợp vị giáo sư Việt Kiều khi đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm chức danh hiệu trưởng ở một trường đai học ở TP.HCM thì nhận được 99% số phiếu đồng ý, nhưng chỉ vướng các quy định của Bộ mà không thể bổ nhiệm chức hiệu trưởng như báo chí đưa tin cách đây 2 tháng-PV) như thế nào nhằm phát huy hiệu quả hoạt động của các trường đai học thì... vẫn không thấy.

Do đó, trong khi cả hệ thống giáo dục đại học công, giáo dục đại học tư đều tuân thủ theo Luật Giáo dục Đại học (lẽ ra phải tách thành 2 dự án luật) mà dùng chung khái niệm học phí, thì việc Bộ GDĐT đề xuất chuyển sang “Giá dịch vụ đào tạo” xét cho cùng là một cách “chơi chữ”. “Chơi chữ” ở đây có hàm ý, các trường đại học dân lập họ thu phí cao từ lâu dự trên quy luật: cung –cầu và giá trị, thì hệ thống trường công cũng phải thiết lập mặt bằng thu phí như thế. Đặc biệt, trong bối cảnh tiến tới mô hình tự chủ tài chính đối với hệ thống đại công lập (trừ các trường thuộc quốc phòng, an ninh), Nhà nước không còn bao cấp thì chuyển sang yếu tố giá.

“Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, giáo dục đại học là bậc cuối cùng để tạo ra nguồn cung lao động cho xã hội, đất nước... và hơn ai hết người dân kỳ vọng việc sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục đại học là nhằm tạo ra những trường đại học có chất lượng tốt nhất đáp ứng ưu cầu phát triển của đất nước. Trong đó, sửa đổi mô hình quản trị, mô hình quản lý tân tiến được cho các khâu đột phá. Còn nếu vẫn duy trì mô hình quản trị, quản lý như hiện tại chỉ đề xuất từ thu phí, sang thu giá... thì mô hình giáo dục đại học vẫn chỉ là bình mới, rượu cũ mà thôi!

L. Hà

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này