Khai mạc chương trình kết nối tiêu thụ PMAX 2018

17:34 | 11/05/2018
Nhằm đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa trên thị trường nội địa, phát triển các sản phẩm, hàng hóa có thương hiệu là đặc trưng, đặc sản, của các địa phương trên cả nước thông qua hệ thống chợ nói chung và chợ đầu mối nói riêng, Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức Chương trình kết nối tiêu thụ hàng hóa và đặc sản vùng miền thông qua hệ thống chợ (PMAX 2018), chương trình diễn ra từ ngày 11-15 /5/ 2018.
tin nhap 20180511161927 Hơn 300 doanh nghiệp tham gia Hội chợ thuốc nam Việt Nam 2018
tin nhap 20180511161927 Grab thâu tóm Uber: Cơ hội cho taxi công nghệ Việt?
tin nhap 20180511161927 Vietnam Expo Hanoi 2018: Liên bang Nga sẽ là 'khách mời danh dự'

Thông tin từ Bộ Công Thương cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, chợ truyền thống tuy tốc độ gia tăng chững lại nhưng vẫn giữ được vai trò quan trọng, duy trì sự cạnh tranh với các kênh phân phối hiện đại với lưu lượng hàng hóa qua chợ trung bình từ 35%-40%. Tính đến hết năm 2017, cả nước có 8.539 chợ, trong đó gần 75% là chợ nông thôn. Đa phần là các chợ thiên về chức năng kinh doanh bán lẻ, số lượng chợ đầu mối trên cả nước còn khiêm tốn (cả nước có 83 chợ, chiếm 0,97%).

tin nhap 20180511161927
Tăng cường kết nối tiêu thụ hàng hóa thông qua hệ thống chợ truyền thống

Bên cạnh đó, mạng lưới chợ đầu mối nông sản ở Việt Nam hiện nay, mặc dù đã có một số mô hình bước đầu phát triển khá tốt nhưng thực tế vẫn còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với vai trò quan trọng và yêu cầu phát triển. Chợ đầu mối nông sản là một kênh tiêu thụ hiệu quả, kết nối sản xuất với phân phối và tiêu dùng, không chỉ góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, tạo chuyển biến tích cực trong hoạt động thương mại nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, thúc đẩy các hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển.

Hệ thống chợ là trung gian kết nối giữa người sản xuất, người bán lẻ và người tiêu dùng. Do vậy, kết nối tiêu thụ hàng hóa và đặc sản vùng miền thông qua hệ thống chợ có vai trò to lớn đối với quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội, góp phần định hướng sản xuất theo nhu cầu thị trường, kết nối từ nhà sản xuất đến nhà bán lẻ và đến tay người tiêu dùng một cách đầy đủ và kịp thời. Góp phần điều tiết hàng hóa giữa các thị trường thành thị và nông thôn, giữa các thị trường phát triển với các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo. Qua đó, kết nối bền vững, tiêu thụ ổn định và nâng cao giá trị cho hàng hóa và đặc sản vùng miền…

Chương trình PMAX 2018 là cơ hội để các địa phương, doanh nghiệp, tăng cường liên kết 3 nhà gồm nhà quản lý, nhà sản xuất và nhà phân phối thông qua các hoạt động giới thiệu, quảng bá, ký kết thỏa thuận hợp tác tiêu thụ hàng hóa và đặc sản vùng miền, từ đó hướng tới phương thức kinh doanh nông sản hiện đại và bền vững, đồng thời, góp phần xây dựng nông thôn mới, phát triển hạ tầng thương mại, nâng cao thu nhập của người dân, nhất là các địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.

Đỗ Đạt

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này